Nắng nóng, nước Cống Kẹp 'đắt' hàng

(Baonghean.vn) - Những ngày nắng nóng vừa qua, số lượng người dân đổ về lấy nước tại mỏ nước Cống Kẹp ở xóm 14 xã Khánh Sơn (Nam Đàn) tăng mạnh.

Ngay từ 4h30 phút sáng hàng ngày, người dân xã Khánh Sơn và các vùng lân cận kể cả các huyện của tỉnh Hà Tĩnh đã có mặt chờ đợi tại Cống Kẹp để lấy nước. Theo quy định, ai đến lấy nước thì sắp can có đề tên, địa chỉ vào một hàng, người quản lý nguồn nước chỉ việc lấy can hứng nước theo tứ tự, ai đến trước sẽ về trước.

Một thanh niên người Khánh Sơn tranh thủ đi lấy nước sớm
Một thanh niên người địa phương tranh thủ đi lấy nước sớm

Thời gian qua, trời nắng to, người dân tiêu thụ nước mạnh, nên người về lấy nước tại Cống Kẹp càng đông hơn. Do nguồn nước chính ở đây chỉ có 2 vòi, chảy với tốc độ chậm, ổn định quanh năm: mỗi vòi chảy 7 phút đầy 1can 20 lít, nên số lượng người đến đông thì phải chờ đợi lâu.

để tiện cho khách hàng, Ông Nguyễn Trọng Lịch – chủ  thầu mỏ nước Cống Kẹp đã thiết kế vòi bơm nước ra tận đường
Để tiện cho khách hàng, ông Nguyễn Trọng Lịch – chủ thầu mỏ nước Cống Kẹp đã thiết kế vòi bơm nước ra tận đường. Ảnh: Hồng Sương.

Tuy ở quanh mỏ nước Cống Kẹp đã có một số gia đình khoan giếng, cung cấp nước sạch, nhưng số lượng người đến lấy nước tại mỏ chính từ 2 vòi chảy trong núi ra vẫn không hề giảm. Lệ phí lấy nước ở đây là 1.000 đồng (người trong xã) và 5.000 đồng (người ngoài xã)/can 20 lít.

một số hộ dân sinh sống gần mỏ nước cũng đã mở thêm dịch  vụ bán can đựng nước.
Một số hộ dân sinh sống gần mỏ nước cũng đã mở thêm dịch vụ bán can đựng nước. Ảnh: Hồng Sương.

Chị Hoàng Thị Xuyến ở xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, chị đi lúc 4 h sáng mà 10h rưỡi mới lấy được 5 can nước. Nhà chị cứ uống hết số nước này lại chạy xe về đây lấy. Theo chị Xuyến, do chất lượng nước ở đây tốt, nên nhiều gia đình ở huyện Đức Thọ cũng chẳng ngại đường xa, đồng loạt đến đây lấy nước.

Tại mỏ nước chính, mỗi vòi chảy 7 phút mới đầy 1can 20 lít.
Tại mỏ nước chính, mỗi vòi chảy 7 phút mới đầy 1can 20 lít.
 
5.	Một người phụ nữ đã lấy được nước sau 5,6 tiếng đồng hồ chờ đợi
Một người phụ nữ đã lấy được nước sau 5,6 tiếng đồng hồ chờ đợi

Mặc dù người đến lấy nước đông, nhưng mỏ nước Cống Kẹp luôn thực hiện đúng quy định đã ghi trên bảng, mở cửa từ 4h 30 sáng đến 11 h đêm, cung cấp nước thứ tự và trật tự.

Theo người dân địa phương, nước Cống Kẹp ngọt, mát tự nhiên, hầu như các gia đình ở đây lấy nước về rồi cất uống dần chứ không phải nấu. Anh Nguyễn Văn Trúc ở xóm 1 xã Khánh Sơn cho biết, ngày thường nhà anh uống 5 can nước Cống Kẹp trong thời gian 1 tuần, nay nắng to thì chỉ 4, 5 ngày đã hết nước. Mấy hôm nay, người đi lấy nước phải đi sớm, chứ đi trưa thì có khi đến chiều mới về, có hôm đi 8h sáng đến 2h chiều mới lấy được nước.

                       Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.