NATO ấp ủ kế hoạch ‘khu vực Schengen quân sự’

Hoàng Bách (Theo RT )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Khối liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu mong muốn binh sĩ và thiết bị sẽ được di chuyển tự do khắp châu Âu, tới các đường biên giới với Nga.

655f7f842030270c244a624c.jpg
Ảnh minh hoạ: AP

Theo hãng tin RT, người phụ trách công tác hậu cần khu vực châu Âu của NATO đã kêu gọi các quốc gia trên lục địa này thiết lập khu vực “Schengen quân sự” để cho phép di chuyển nhanh chóng quân đội, thiết bị và đạn dược trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga.

Cụ thể, Trung tướng Alexander Sollfrank đã nói với hãng thông tấn Reuters trong một cuộc phỏng vấn hôm 23/11: “Chúng ta sắp hết thời gian. Những gì chúng ta không làm xong trong thời bình sẽ không sẵn sàng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh”.

Sollfrank phụ trách Bộ tư lệnh kích hoạt và hỗ trợ chung của NATO (JSEC), một cơ sở đóng tại thị trấn Ulm của Đức, nơi điều phối sự di chuyển của quân nhân và trang thiết bị của khối trên toàn lục địa. Sollfrank giải thích, mặc dù JSEC được thành lập vào năm 2021 để đơn giản hóa việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng với Nga, nhưng công việc của nó vẫn bị cản trở bởi các quy định cấp quốc gia.

Ông cho biết thêm, việc vận chuyển đạn dược qua biên giới châu Âu thường cần có giấy phép đặc biệt, trong khi việc vận chuyển số lượng lớn quân đội hoặc thiết bị có thể phải thông báo trước. Sollfrank đề nghị các nước châu Âu nên thành lập khu vực “Schengen quân sự” để khắc phục những vấn đề này. Thoả thuận Schengen cho phép việc đi lại tự do giữa hầu hết các nước EU.

Sollfrank không phải là quan chức quân sự đầu tiên nêu bật các vấn đề hậu cần và bộ máy quan liêu của khối ở châu Âu.

Ben Hodges, nhân vật chỉ huy Quân đội Mỹ ở châu Âu cho đến năm 2017, nói với Reuters vào năm ngoái: “Chúng tôi không có đủ năng lực vận tải hoặc cơ sở hạ tầng cho phép lực lượng NATO di chuyển nhanh chóng trên khắp châu Âu”. Hodges chỉ ra rằng các quốc gia có khổ đường sắt khác nhau và nói thêm, hãng điều hành đường sắt Đức Deutsche Bahn chỉ có khả năng di chuyển cùng một lúc một khoảng 1,5 lữ đoàn thiết giáp – tức khoảng 4.000 quân, 90 xe tăng và 150 xe bọc thép.

Reuters đưa tin, việc di chuyển bằng đường bộ đặt ra nhiều trở ngại khác nhau, đồng thời lưu ý rằng một nhóm xe tăng Pháp đi qua Đức đến Romania để tập trận vào năm ngoái đã bị chặn lại vì trọng lượng của chúng vượt quá quy định giao thông đường bộ của Đức.

Theo một thông tin khác của Breaking Defense, ngay cả khi những chiếc xe tăng này được phép đi qua Đức, chúng cũng sẽ không thể đi qua Ba Lan do chất lượng xây dựng cầu ở nước này không đáp ứng.

647e480d85f5403696625e91.jpg
Lính Đức tập trận tại Gaiziunai, Litva hồi tháng 10 năm ngoái. Ảnh: AP

NATO hiện có 10.000 quân thuộc 8 nhóm chiến đấu đóng quân trên khắp Đông Âu. Tổng thư ký Jens Stoltenberg đã tuyên bố vào năm ngoái rằng ông đặt mục tiêu hỗ trợ các lực lượng được triển khai ở tiền phương này thêm 300.000 quân dự bị sẵn sàng cao. Theo kế hoạch của Stoltenberg, 100.000 quân trong số này sẽ có thể đến chiến trường trong vòng một tuần, số còn lại sẽ đến sau đó một tháng.

Mặc dù Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng NATO trên thực tế đã trở thành một bên tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine bằng cách cung cấp cho Kiev vũ khí, huấn luyện và thông tin tình báo, nhưng Moskva chưa đe dọa chiến tranh với khối này.

Tuy nhiên, Sollfrank lập luận rằng NATO phải tự chuẩn bị cho một cuộc xung đột như vậy. “Chúng ta cần phải đi trước, chúng ta phải chuẩn bị tốt trước khi Điều 5 được áp dụng”, ông nói với Reuters, đề cập đến điều khoản phòng thủ chung của khối.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.