NATO biện minh cho một vụ ném bom Serbia

(Baonghean.vn) - Ngày 8/10, trong cuộc gặp mặt với các sinh viên tại trường Đại học Belgrade ở thủ đô Belgrade (Serbia), Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng, cuộc ném bom của NATO xuống đây hồi năm 1999, trên thực tế là hành động nhằm bảo vệ người dân.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AP
Ông Stoltenbeg nói: "Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi làm thế để bảo vệ người dân và ngăn chặn chính quyền của Tổng thống Slobodan Milosevic". Ông Stoltenberg muốn liên minh và Belgrade "cùng nhìn về tương lai".

Ông Stoltenberg cũng tự hào vì "mối quan hệ tuyệt vời" giữa liên minh quân sự này và Serbia, khẳng định NATO "tôn trọng" quyết định của Belgrade khi không gia nhập khối này.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, NATO vẫn muốn là "đối tác" của Serbia. Tổng thư ký NATO cho biết thêm, khối quân sự này ủng hộ "đối thoại" giữa Serbia với Kosovo không chỉ về mặt ngoại giao mà còn "dưới hình thức KFOR"- lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế do NATO dẫn đầu triển khai tại Kosovo. 

Hồi tháng 3/1999, NATO đã không kích vùng Yugoslavia mà không có sự ủng hộ từ phía Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vụ tấn công diễn ra sau khi NATO cáo buộc Belgrade "sử dụng vũ lực quá mức" trong cuộc mâu thuẫn với nhóm nổi dậy Hồi giáo người Albania thiểu số ở vùng Kosovo - khu vực đơn phương tuyên bố độc lập vào năm 2008.      

Trong cuộc ném bom, NATO đã thả xuống "từ 10 tới 15 tấn urani nghèo, gây ra thảm họa môi trường thảm khốc" và buộc người dân Serbia đệ đơn kiện NATO vì khiến hàng loạt cư dân trong khu vực lân cận mắc các bệnh liên quan tới ung thư.

Một thành viên của đội điều tra quốc tế trả lời RT vào năm 2017: "Tại Serbia, 33.000 người mắc bệnh hàng năm vì các vấn đề liên quan tới thảm họa nói trên. Tức là thêm một đứa trẻ bị mắc bệnh mỗi ngày". 

Hồi năm 2015, ông Stoltenberg đã tự bày tỏ "sự tiếc thương" cho những công dân Serbia thiệt mạng trong vụ ném bom của NATO vào năm 1999.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.