NATO công bố kế hoạch giúp các thành viên mua 1.000 tên lửa Patriot

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - NATO đã công bố kế hoạch giúp Đức và một số quốc gia thành viên khác mua tới 1.000 tên lửa Patriot để tăng cường phòng không châu Âu, trong bối cảnh Nga tăng cường không kích vào các thành phố của Ukraine.

Cơ quan Hỗ trợ và Mua sắm (NSPA) của khối quân sự phương Tây tiết lộ thỏa thuận mới trong ngày 3/1 cho biết, cơ quan này sẽ hỗ trợ việc mua tên lửa của một liên minh bao gồm Đức, Romania, Hà Lan và Tây Ban Nha. Theo NSPA, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy châu Âu tăng cường sản xuất tên lửa Patriot do Mỹ thiết kế, giúp các thành viên NATO bổ sung kho vũ khí khi họ tiếp tục tài trợ vũ khí cho Ukraine.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố: “Khoản đầu tư này cho thấy sức mạnh của hợp tác quốc phòng xuyên Đại Tây Dương cũng như cam kết của NATO trong việc đảm bảo an toàn cho người dân của chúng ta. Tăng cường sản xuất đạn dược là chìa khóa cho an ninh của Ukraine và của chính chúng ta”.

anh-1-3279.jpg
Hệ thống tên lửa Patriot của Đức được triển khai vào tháng 4 năm ngoái ở phía Đông Nam Ba Lan để giúp bảo vệ sườn phía Đông của NATO. Ảnh: Getty

Liên minh được NATO hậu thuẫn đã trao hợp đồng trị giá 5,5 tỷ USD cho COMLOG, một liên doanh giữa nhà thầu quốc phòng Mỹ Raytheon và MBDA của Đức, để chế tạo tên lửa mới. NSPA cho biết thêm, quy mô lớn của đơn đặt hàng hợp nhất sẽ củng cố việc thành lập dây chuyền sản xuất Patriot mới ở Đức. NATO không đưa ra thông tin cụ thể về tiến trình xây dựng cơ sở sản xuất mới hoặc cung cấp tên lửa mới.

MBDA cho hay thỏa thuận sẽ có tổng cộng 1.000 tên lửa nếu các thành viên của liên minh trên thực hiện tất cả các lựa chọn mua hàng của họ. Giám đốc điều hành MBDA Thomas Gottschild cho biết trong một tuyên bố: “Đơn đặt hàng này tăng cường năng lực công nghiệp và quân sự ở châu Âu. Khối lượng đặt hàng cho phép MBDA thiết lập dây chuyền sản xuất tên lửa Patriot ở Đức và sản xuất các bộ phận phụ quan trọng”.

Gần đây, Nga đã tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các mục tiêu công nghiệp-quân sự ở khu vực thủ đô Kiev và các thành phố khác của Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tuần này tuyên bố các cuộc không kích của Moskva sẽ được tăng tốc để trả đũa vụ tấn công của Ukraine vào thành phố Belgorod của Nga.

Tuy nhiên, ông Putin lưu ý, không giống như cuộc tấn công “khủng bố” nhằm vào dân thường của Kiev, các cuộc tấn công của Nga sẽ nhắm vào cơ sở hạ tầng và tài sản quân sự của Ukraine.

Ukraine đã yêu cầu bổ sung thêm tên lửa Patriot, bất chấp hệ thống phòng không của Mỹ không thể bắn hạ tên lửa hành trình siêu âm Kh-22 và Kh-32 của Nga. Kiev đã sử dụng các hệ thống Patriot do phương Tây cung cấp để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, trái với cam kết chỉ triển khai chúng cho mục đích phòng thủ ở Ukraine.

Các quan chức Nga đã nhiều lần cảnh báo việc vận chuyển vũ khí của phương Tây sẽ chỉ kéo dài cuộc chiến ở Ukraine và dẫn đến nhiều thương vong hơn mà không làm thay đổi kết quả của cuộc xung đột./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.