Nêu cao trách nhiệm, đạo đức nhà giáo

(Baonghean) - Đạo đức và nhân cách của  nhà giáo có tác động rất lớn đến quá trình giáo dục học sinh. Thế nên, việc một vài giáo viên thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật sẽ làm xấu đi hình ảnh người thầy và ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo dục ở học đường.

Những trường hợp đáng buồn

Trong năm 2015, thống kê trong ngành Giáo dục, toàn tỉnh Nghệ An có 139 giáo viên vi phạm pháp luật. Trong số đó, ngoài 30 trường hợp vi phạm về an toàn giao thông thì các trường hợp còn lại thuộc các vi phạm như tệ nạn xã hội, ma túy, gây rối trật tự công cộng, vi phạm  chính sách dân số - KHHGĐ  và các hành vi khác.

Các cơ quan chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 30 người, hình sự 3 người và 76 người bị các hình thức khác như cảnh cáo, kỷ luật, khiển trách hoặc thuyên chuyển công tác. 

Tiết học Nhạc của học sinh Trường THCS Vinh Tân (thành phố Vinh).
Tiết học Nhạc của học sinh Trường THCS Vinh Tân (thành phố Vinh).

Trong năm 2016, việc giáo viên vi phạm cũng đã xảy ra. Trường hợp gây bức xúc nhất là ở Trường Tiểu học Hưng Bình (TP. Vinh) khi đồng thời có nhiều phụ huynh cùng viết đơn kiến nghị một thầy giáo có hành vi xâm hại học sinh lớp 3...

Trước sự việc nghiêm trọng này, Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Vinh đã yêu cầu chấm dứt hợp đồng với giáo viên này và Công an TP. Vinh đã vào cuộc để kiểm tra vấn đề phụ huynh phản ánh. Về phía tập thể nhà trường, trước việc giáo viên “vi phạm đạo đức nghề giáo” đã bị cắt danh hiệu trường chuẩn quốc gia...

Cũng trong thời điểm này, một sự việc “hy hữu” khác xảy ra.  Đó là trường hợp thầy giáo Hiệu trưởng Trường THCS Phúc Thọ (huyện Nghi Lộc) đã phải xin lỗi phụ huynh và học sinh về việc tự ý đánh học sinh.

Trên thực tế, dù hành động của thầy hiệu trưởng là vì “lo lắng cho an toàn của học sinh, sợ các cháu chạy vào nơi đang có công trình xây dựng”, nhưng cách cư xử thiếu kiềm chế đã tác động tiêu cực đến tâm lý học trò, đặc biệt trong trường hợp học sinh bị đánh vốn là một học sinh tật nguyền...

Giữa tháng 10/2016, ở Trường Tiểu học Kim Lâm (Thanh Chương), thầy giáo Trần Văn B đã thừa nhận đánh  em Lo Vi Đăng (học sinh lớp 4B) do em này không làm được bài tập Toán. Trước sự việc này, thầy giáo Hoàng Văn Danh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Lâm và Hội đồng kỷ luật nhà trường đã quyết định tạm đình chỉ công tác thầy B.

Lãnh đạo nhà trường cũng khẳng định việc “Thầy B đánh học sinh là sai. Việc xử lý nghiêm, không bao che cũng chính là cách để nhà trường răn đe trong toàn trường”.

Việc xử lý kỷ luật cán bộ, giáo viên vi phạm trong các nhà trường cũng được nhiều địa phương quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Tổng hợp ở các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành... trong 5 năm trở lại đây có 755 cán bộ, giáo viên vi phạm và đã bị kỷ luật 755 người. Trong đó, số người bị khiển trách là 474 người (Đô Lương 100 người, Thanh Chương 118 người, Nam Đàn 30 người, Yên Thành 200 người và Hưng Nguyên 26 người).

Ngoài ra, có 30 giáo viên bị cảnh cáo, 2 người bị điều chuyển công tác và 4 người buộc thôi việc. Đặc biệt, ở các địa phương này đã có 8 giáo viên bị truy tố, khởi tố trước pháp luật. Nổi cộm nhất là trường hợp cô giáo Văn Thị Hồng - kế toán Trường Tiểu học Nguyễn Sỹ Sách (xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương) đã giả mạo chữ ký hiệu trưởng, lập các chứng từ khống, rút tiền ngân sách Nhà nước chiếm đoạt hơn 938 triệu đồng; thầy giáo Nguyễn Công Cường (giáo viên Trường Tiểu học Trù Sơn 1, huyện Đô Lương) vận chuyển chất ma túy; thầy giáo Nguyễn Văn Cần (Trường Tiểu học Phúc Thành 1, huyện Yên Thành)  bị xử lý về tội đánh bạc...

Giáo viên Trường Tiểu học Châu Bình (Quỳ Châu) quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu kém.
Giáo viên Trường Tiểu học Châu Bình (Quỳ Châu) quan tâm, giúp đỡ học sinh yếu kém.

Đưa ra quan niệm của ngành trong việc xử lý giáo viên vi phạm, ông Đặng Văn Hóa - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Chương cho biết: Việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo dù nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngành và làm xấu đi hình ảnh đẹp của người thầy.

Chính vì vậy, quan điểm của huyện là nếu giáo viên có vi phạm sẽ xử lý nghiêm túc, đúng pháp luật, không để “một con sâu làm rầu nồi canh”.

Xây dựng phong cách nhà giáo

Thực tế cho thấy, một người thầy giáo giỏi ngoài trình độ, chuyên môn thì cần phải có nhân cách đạo đức trong sáng. Hình ảnh của thầy giáo chính là một tấm gương phản chiếu đến học trò. Sự tận tụy của nhà giáo, tấm gương học tập và rèn luyện cùng nhân cách trong sáng của người thầy sẽ tạo dấu ấn vô cùng sâu đậm trong tâm hồn các thế hệ học sinh.

Xung quanh sự việc các giáo viên vi phạm gần đây, có nhiều ý kiến khác nhau. Dù vậy, không thể phủ nhận, lỗi một phần là do các giáo viên thiếu phương pháp và nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là các kiến thức về tâm lý sư phạm.

Nhiều giáo viên chưa xác định được vị trí và trách nhiệm của người thầy giáo trong công tác giáo dục và đào tạo, xem nhẹ công việc… Công tác quản lý giáo viên vẫn có sự lỏng lẻo, chưa có sự liên kết, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa đủ tư cách được tuyển dụng vào các nhà trường.

Trước thực tế này, từ năm học 2007 – 2008, cùng với các cơ sở giáo dục khác trong toàn quốc, Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã phối hợp với chính quyền đồng cấp triển khai chỉ đạo thực hiện Cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

 Theo bà Lê Thị Hương Sen - Phó Chủ tịch công đoàn ngành: Mục đích nhằm làm cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và lao động nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản và ý nghĩa về “tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” của mỗi thầy, cô giáo trong hoạt động giáo dục - đào tạo. Từ đó, sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp…

Giáo viên Trường Tiểu học Châu Bình (Quỳ Châu) vượt khó đến trường.
Giáo viên Trường Tiểu học Châu Bình (Quỳ Châu) vượt khó đến trường.

Một khảo sát của Công đoàn ngành Giáo dục cho thấy, nhờ thực hiện cuộc vận động này, số giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo đã giảm, tỷ lệ giáo viên đạt loại trung bình, yếu đã giảm đến 50% so với khi chưa triển khai (từ khoảng 400 giáo viên/năm xuống còn 200 giáo viên/năm).

Thời gian tới, để Cuộc vận động “Mỗi giáo viên là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” được lan tỏa hơn, thì ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An cũng cần phải có thêm nhiều giải pháp thiết thực.

Trong đó, quan trọng nhất là phải sàng lọc đội ngũ, lựa chọn đúng những người đủ tiêu chuẩn, đủ tâm, đủ tài để đứng trên bục giảng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh và xử lý kịp thời, nghiêm túc những biểu hiện vi phạm về đạo đức nhà giáo,

Mỹ Hà

tin mới

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Hướng nghiệp

Hướng nghiệp cho học sinh: Bắt đầu từ nhà trường

(Baonghean.vn) - Hướng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với các học sinh, nhất là với học sinh cuối cấp. Hiện nay, đây cũng là nhiệm vụ được các nhà trường quan tâm với mục đích định hướng giúp học sinh có lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế và đúng với đam mê.

Tiếng Anh

Nữ sinh lớp 9 đưa danh hiệu Thủ khoa môn Tiếng Anh về với huyện rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Với 15,15 điểm, Phan Thái Anh Thư, lớp 9B, Trường THCS thị trấn Mường Xén là nữ sinh duy nhất giành giải Nhất và là thủ khoa môn Tiếng Anh (bảng B) tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh năm nay. Phải chờ đến 14 năm, ngành giáo dục huyện Kỳ Sơn mới một lần nữa đạt được thành tích này.

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

Hành trình đến danh hiệu thủ khoa môn Ngữ Văn tỉnh Nghệ An của nữ sinh nghèo Khơ Mú

(Baonghean.vn) - Bố mẹ đi làm thuê, hai anh em ở nhà nương tựa vào nhau để sống. Để có tiền ăn học, Moong Thị Thơm phải đi giữ trẻ thuê nhưng niềm đam mê học Văn vẫn không bao giờ tắt lụi. Kết quả ngọt ngào đến với em khi giành thủ khoa môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 vừa qua.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Môn Toán

Kỳ tích của đội tuyển Toán ở ngôi trường mang tên Lý Nhật Quang

(Baonghean.vn) - Với 3 giải Nhất, 1 thủ khoa và 100% thành viên đều đạt giải, đội tuyển Toán của Trường Trung học cơ sở Lý Nhật Quang (Đô Lương) đã làm nên kỳ tích tại Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9. Thành tích có được không phải bằng sự may mắn mà từ sự kiên trì, vượt khó của cả thầy và trò.

Nhân viên

‘Đường dài’ như biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên trường học đã diễn ra tại Nghệ An nhiều năm qua, dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các nhà trường. Trong khi đó, hàng nghìn giáo viên, nhân viên hợp đồng và sinh viên sư phạm mới tốt nghiệp lại khó xin việc dẫn đến nhiều nghịch lý.

 Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

Bỏ 'đặc quyền' của chứng chỉ IELTS là hợp lý!

(Baonghean.vn) - Mấy ngày nay, một số học sinh, phụ huynh và cả giáo viên thường nhắc đến việc Bộ giáo dục và Đào tạo có văn bản chính thức yêu cầu ngành Giáo dục các địa phương bỏ quy định đưa chứng chỉ IELTS vào danh mục điều kiện ưu tiên cộng điểm hoặc tuyển thẳng vào lớp 10.