Nga bắt đầu sản xuất hàng loạt siêu tăng T-14 Armata

Với các tính năng đã được phát triển, T-14 Armata sẽ được Nga chế tạo với quy mô lớn để trang bị rộng rãi cho quân đội. 

nga-bat-dau-san-xuat-hang-loat-sieu-tang-t-14-armata

Tăng T-14 Armata của quân đội Nga. Ảnh: Sputnik

Hôm 10/3, Sergei Chemezov, giám đốc điều hành tập đoàn công nghệ Nga Rostec xác nhận xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, một trong những dòng xe chiến đấu bộ binh Armata của Nga, đã sẵn sàng được sản xuất đại trà, bất chấp những hoài nghi về quá trình phát triển của siêu tăng này.

Xe Chiến đấu Phổ thông Armata là một nền tảng gồm xe tăng chủ lực T-14, xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15, và xe cứu hộ bọc thép T-16. Siêu tăng T-14 có hỏa lực khá mạnh với pháo nòng trơn 2A82-1M 125 mm trên tháp pháo không người lái. Một biến thể khác của dòng Armata là xe thiết giáp tấn công hạng nặng có biệt danh "sát thủ diệt tăng" gắn pháo 2S35 Koalitsiya-SV 152 mm.

Tuy nhiên, gần một năm kể từ lần xuất hiện trước công chúng trong lễ duyệt binh hồi tháng 5/2015, T-14 Armata vẫn chưa xuất hiện rộng rãi trong quân đội Nga. Hiện mới chỉ có một số đơn vị được biên chế và vận hành thử 20 chiếc T-14 đầu tiên nhằm tìm ra những hạn chế và khắc phục trước khi sản xuất hàng loạt.

Theo Dave Majumdar, chuyên gia phân tích quốc phòng của National Interest, có vẻ như Nga đã phát triển một mạng tác chiến để xe tăng T-14 có thể kết nối trực tiếp, truyền thông tin, hình ảnh cho các xe tăng T-90MS trong chiến đấu.

Tính năng ấn tượng nhất của dòng xe Armata là hệ thống phòng thủ chủ động (APS) Afghanit. Hệ thống này sử dụng radar mảng pha điện tử chủ động quét 360 độ và một hệ thống tác chiến điện tử mạnh mẽ để "bẻ gẫy" tín hiệu dẫn đường của đạn đang bay tới. Nó cũng có một thiết bị gây nhiễu các hệ thống dẫn đường bằng laser của đối phương.

Hệ thống APS trên T-14 được trang bị vũ khí đánh chặn lắp các đạn nổ xuyên, có thể đối phó hiệu quả với các đạn xuyên động năng chống tăng của đối phương. Các hệ thống APS thường tỏ ra hiệu quả nhất khi chống lại các đạn nổ, chẳng hạn như B-41 hoặc tên lửa.

Theo báo cáo Sức mạnh Quân sự 2016 của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), hệ thống bảo vệ chủ động APS và tháp pháo không người lái cho phép T-14 tự đưa ra các phương án tác chiến dựa trên kinh nghiệm trên chiến trường cũng như phát triển các khái niệm môi trường tác chiến tương lai.

nga-bat-dau-san-xuat-hang-loat-sieu-tang-t-14-armata-1

Các màn hình điều khiển bên trong khoang T-14 Armata. Ảnh: RT

"Khi được đưa vào biên chế, Armata sẽ là mẫu xe tăng đầu tiên được thiết kế tháp pháo không người lái cùng hệ thống APS. Hệ thống APS sẽ làm giảm hiệu quả của các tên lửa chống tăng dẫn đường và vác vai. Điều đó sẽ thay đổi bộ mặt chiến trường theo hướng chú trọng nâng cao vai trò của pháo, súng chống tăng và xe tăng", báo cáo viết.

Trong trường hợp bị đối phương phát hiện và tấn công bằng vũ khí hiện đại vượt qua được hệ thống APS, tăng T-14 còn được bảo vệ bởi giáp phản ứng nổ hai lớp Malachit phủ bên ngoài lớp vỏ giáp mạnh. Thành phần cấu tạo của lớp giáp này vẫn là điều bí ẩn, tuy nhiên có khả năng nó được làm từ composite pha gốm. Một số bộ phận trên xe tăng được gắn giáp chuồng để có thể chống lại các loại súng phóng lựu thông thường.

Chương trình phát triển siêu tăng Armata của Nga đã khiến nhiều quan chức quốc phòng phương Tây đặc biệt lo ngại. Đức mới đây đã bắt tay nâng cấp pháo 130 mm mới cho tăng Leopard 2 và lên kế hoạch phát triển một siêu tăng chiến đấu chủ lực mới tên gọi Hệ thống Tác chiến Bộ binh Chủ lực (MGCS) để có thể chống lại T-14 Nga.

Theo VNE

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.