Nga bất ngờ trở thành đề tài nóng tại Hội nghị thượng đỉnh G7

(Baonghean.vn) - Cuộc chiến chống khủng bố, biến đổi khí hậu, và cách thức hợp tác với Nga là những chủ đề trọng tâm trong ngày làm việc đầu tiên 26/5 của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại thành phố Taormina trên đảo Sicily ở miền Nam Italy.

Tại hội nghị thượng đỉnh thường niên lần này có sự tham dự lần đầu tiên của các nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Theresa May và Thủ tướng Italy Paolo Gentilon.

Lãnh đạo Nhóm các nước phát triển (G7) tại lễ khai mạc ngày 26/5. Ảnh: AP
Lãnh đạo Nhóm các nước phát triển (G7) tại lễ khai mạc ngày 26/5. Ảnh: AP

Cuộc chiến chống khủng bố đặt lên hàng đầu

Với 15 ý kiến tranh luận, các nhà lãnh đạo G7 tập trung nhấn mạnh vào việc giám sát chặt chẽ công dân của các nước thành viên - những người đã từng làm lính đánh thuê dưới "ngọn cờ đen" của các phần tử cực đoan tại Syria hay Iraq. Khi trở về, họ có thể trở thành "mối đe dọa" cho quốc gia.

Trước thực trạng này, các nhà lãnh đạo G7 thống nhất quan điểm "cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố phải có được bước ngoặt mới". Theo đó, đồng thuận hỗ trợ chi phí quân sự cho các nước tham chiến. Điều này thật sự cần thiết trong việc quản lý, nắm bắt và hạn chế các phần tử cực đoan.

Thủ tướng Anh Theresa May còn đề nghị kêu gọi các công ty truyền thông quốc tế ngăn chặn sự lây lan của những nội dung độc hại, hay loại bỏ sự truyền bá tư tưởng khủng bố cực đoan qua mạng internet.

Thương mại và khí hậu - "cuộc chiến" bao giờ có hồi kết?

Câu hỏi này đã gây áp lực lên Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm thuyết phục ông thay đổi tư tưởng về việc bảo hộ thương mại và niềm hoài nghi "dai dẳng" về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nhưng tại ngày đầu tiên của Hội nghị, G7 đã không đạt được mục đích này.

Theo một quan chức cấp cao của Nhà Trắng, các nhà lãnh đạo dự kiến có "một cuộc thảo luận thẳng thắn" về sự ủng hộ của ông chủ Nhà Trắng đối với thương mại "tự do, cởi mở và công bằng", cũng như khả năng Washington rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Đối thoại với Nga là việc cấp thiết

Nếu hai chủ đề đầu tiên nằm trong khung chính thức của chương trình nghị sự, thì chủ đề hợp tác với Nga bất ngờ được đưa vào, mà không vấp phải sự phản đối nào.

Các nhà lãnh đạo G7 cho rằng, kể từ Hội nghị thượng định tổ chức gần đây nhất tại Nhật Bản, các nước thành viên "không nhìn thấy bất cứ sự thay đổi nào từ việc áp đặt các lệnh trừng phạt lên Nga".

Liên quan tới vấn đề này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: "Chúng ta sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga. Bởi nếu điều này xảy ra, chúng ta sẽ nhanh chóng trở nên khó khăn hơn trong mối quan hệ với Nga".

Chủ đề hợp tác với Nga không chỉ diễn ra trên nghị trường G7, mà còn được đề cập tới tại các cuộc gặp song phương. Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thống nhất quan điểm - cần có sự tham gia của Nga trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế như Syria hay Triều Tiên. Theo đó, đối thoại với Nga là việc vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra trong 2 ngày 26,27/5 tại thành phố Taormina trên đảo Sicily ở miền Nam Italy. An ninh tại đây được thắt chặt tối đa.

 Ngoài lực lượng an ninh của nước chủ nhà, các nhân viên của Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) và Tổ chức Cảnh sát châu Âu (Europol) cũng có mặt để hỗ trợ công tác thông tin và truy cập dữ liệu. Theo số liệu của Ban Tổ chức, để đảm bảo công tác an ninh, khoảng 7.000 nhân viên an ninh, binh sĩ và hơn 100 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm đã được huy động cho sự kiện này.

Mỹ Nga

(Theo TASS)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.