Nga bị tố đưa tên lửa đạn đạo đến sát sườn NATO

Estonia nói Nga chuyển các tên lửa Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới sát sườn phía đông NATO.

Hệ thống tên lửa Iskander-M. Ảnh: Sputnik.

Hệ thống tên lửa Iskander-M. Ảnh: Sputnik.

Các tên lửa Iskander-M, tầm bắn hơn 500 km, được chuyển từ St Petersburg đến Kaliningrad theo đường thủy. Giới chức Estonia nói họ đang theo dõi con tàu, tên Ambal, và hàng hóa nó chở theo. Ambal dự kiến cập bờ ngày 7/10, Guardian đưa tin.

Kaliningrad là phần lãnh thổ thuộc Nga nằm giữa Litva và Ba Lan, hai nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Một quan chức tình báo Mỹ hôm qua xác nhận thông tin từ Estonia. Người này nói việc Nga chuyển Iskander-M đến Kaliningrad "có thể là vô hại".

"Họ từng chuyển một hệ thống tên lửa tương tự đến Kaliningrad năm 2014 để tập trận. Đó cũng có thể là động thái chính trị, phô diễn sức mạnh, để bày tỏ thái độ không hài lòng với NATO", Reuters dẫn lời quan chức trên cho biết.

Một chuyên gia quốc phòng Estonia nhận định Iskander-M là loại vũ khí tinh vi và kho vũ khí phương Tây chưa có loại nào có thể so với nó.

"Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, đổi hướng khi bay và tầm bắn lên đến 500 km. Nó đe dọa Ba Lan, bao gồm các cơ sở quân sự của Mỹ ở nước này", chuyên gia trên cho biết.

Nga được cho là có ý định đưa Iskander-M đến Kaliningrad nhưng không phải trong giai đoạn 2018 - 1019. Nga hiện có một lữ đoàn tên lửa ở Kaliningrad, tuy nhiên, tên lửa OTR-21 Tochka có tầm bắn ngắn và không thể mang đầu đạn hạt nhân.

Iskander-M là hệ thống tên lửa đạn đạo được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu chiến lược. Việc bố trí Iskander-M được cho là vi phạm các hiệp ước về lực lượng hạt nhân tầm trung.

Vị trí khu vực Kaliningrad. Đồ họa: BBC.

Vị trí khu vực Kaliningrad. Đồ họa: BBC.

Theo VNE

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.