Nga chào bán vũ khí mạnh hơn S-300

Theo Tuấn Vũ (baodatviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tại Triển lãm Army-2018, Nga đã giới thiệu loạt vũ khí mới cực tối tân, trong đó có Buk-M3 - vũ khí được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn S-300.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất tại triển lãm, vũ khí này mạnh mẽ hơn S-300, đánh bại MEADS của phương Tây trên thị trường quốc tế và đủ sức đánh bại mọi mục tiêu tàng hình trong tầm bắn.
Theo giới thiệu của nhà sản xuất tại triển lãm, vũ khí này mạnh mẽ hơn S-300, đánh bại MEADS của phương Tây trên thị trường quốc tế và đủ sức đánh bại mọi mục tiêu tàng hình trong tầm bắn.
Hệ thống Buk-M3 đã hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước trong mùa Hè năm 2016 và tham gia trực chiến ngay trong cuối năm 2016. Cấu trúc của mỗi tổ hợp tên lửa Buk-M3 cũng giống như các biến thể Buk trước đó, bao gồm xe chỉ huy, xe radar, xe vận chuyển-phóng tự hành và xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn.
Hệ thống Buk-M3 đã hoàn thành thử nghiệm cấp nhà nước trong mùa Hè năm 2016 và tham gia trực chiến ngay trong cuối năm 2016. Cấu trúc của mỗi tổ hợp tên lửa Buk-M3 cũng giống như các biến thể Buk trước đó, bao gồm xe chỉ huy, xe radar, xe vận chuyển-phóng tự hành và xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn.
Tuy nhiên, Buk-M3 vượt trội hơn những phiên bản trước không chỉ nhờ tầm bắn xa hơn của tên lửa mà còn ở khả năng mang được nhiều tên lửa hơn trên bệ phóng cùng với khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 36 mục tiêu bay. Cụ thể, Buk-M3 sử dụng thiết bị xe phóng tự hành 9A317M có thể mang 6 tên lửa trên bệ phóng-vận chuyển với một radar mạng pha đa chức năng của công ty Avtoritet.
Tuy nhiên, Buk-M3 vượt trội hơn những phiên bản trước không chỉ nhờ tầm bắn xa hơn của tên lửa mà còn ở khả năng mang được nhiều tên lửa hơn trên bệ phóng cùng với khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 36 mục tiêu bay. Cụ thể, Buk-M3 sử dụng thiết bị xe phóng tự hành 9A317M có thể mang 6 tên lửa trên bệ phóng-vận chuyển với một radar mạng pha đa chức năng của công ty Avtoritet.
Thiết bị xe phóng chấp hành - tiếp đạn 9A316M của tổ hợp tên lửa Buk-M3 có thể mang được tới 12 tên lửa, trong đó bao gồm 6 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng và 6 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng.
Thiết bị xe phóng chấp hành - tiếp đạn 9A316M của tổ hợp tên lửa Buk-M3 có thể mang được tới 12 tên lửa, trong đó bao gồm 6 tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng và 6 tên lửa dự trữ trên khay giữ ngay dưới bệ phóng.
Buk-M3 sử dụng loại đạn tên lửa 9M317M, biến thể hiện đại hóa của tên lửa 9M317, được Viện nghiên cứu khoa học NIIP phát triển cho cả lục quân và hải quân Nga. Tên lửa 9M317M được bắt đầu được phát triển từ những năm 2000 và lần đầu tiên được giới thiệu tại cuộc triển lãm quốc tế Defendory International 2006 ở Hy Lạp, có tầm phóng được nâng lên tới 70km, độ cao 35km, với vận tốc siêu thanh gần Mach 10.
Buk-M3 sử dụng loại đạn tên lửa 9M317M, biến thể hiện đại hóa của tên lửa 9M317, được Viện nghiên cứu khoa học NIIP phát triển cho cả lục quân và hải quân Nga. Tên lửa 9M317M được bắt đầu được phát triển từ những năm 2000 và lần đầu tiên được giới thiệu tại cuộc triển lãm quốc tế Defendory International 2006 ở Hy Lạp, có tầm phóng được nâng lên tới 70km, độ cao 35km, với vận tốc siêu thanh gần Mach 10.
Đạn 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài 5,08 m, đường kính 0,36 m và sải cánh 0,82 m. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ tối đa 3.000m/s, ở cự ly xa đến 2,5-70km và độ cao từ 15m tới 35km.
Đạn 9M317M sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài 5,08 m, đường kính 0,36 m và sải cánh 0,82 m. Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ tối đa 3.000m/s, ở cự ly xa đến 2,5-70km và độ cao từ 15m tới 35km.
9M317M được lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm chế độ quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar di động doppler chủ động ở pha cuối. Nó có đầu đạn nặng 62kg, áp dụng phương thức nổ cận đích, tạo chùm mảnh định hướng để tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu trong môi trường bị nhiễu mạnh.
9M317M được lắp đầu tự dẫn đa chế độ gồm chế độ quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến pha giữa và radar di động doppler chủ động ở pha cuối. Nó có đầu đạn nặng 62kg, áp dụng phương thức nổ cận đích, tạo chùm mảnh định hướng để tăng xác xuất tiêu diệt mục tiêu trong môi trường bị nhiễu mạnh.
Đặc điểm nổi bật nhất là ngoài việc được dùng cho các tổ hợp tên lửa Buk-M2 và Buk-M3, đạn tên lửa 9M317M còn được sử dụng trên các tổ hợp tên lửa phòng không hạm Shtil-1 của Hải quân Nga. Nó có thể được lưu trữ trong kho mà không cần bảo trì thường xuyên trong thời gian tới 15 năm.
Đặc điểm nổi bật nhất là ngoài việc được dùng cho các tổ hợp tên lửa Buk-M2 và Buk-M3, đạn tên lửa 9M317M còn được sử dụng trên các tổ hợp tên lửa phòng không hạm Shtil-1 của Hải quân Nga. Nó có thể được lưu trữ trong kho mà không cần bảo trì thường xuyên trong thời gian tới 15 năm.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.