Nga củng cố quân đội ở quần đảo Kuril đáp trả hành động quân sự của Mỹ

(Baonghean.vn)- Mới đây, tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở thành phố St Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố việc củng cố quân đội của Nga tại quần đảo tranh chấp Kuril là để đáp trả những hành động quân sự hóa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.


Hãng tin Sputnik dẫn lời Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Lý do chúng tôi đẩy mạnh năng lực quân đội tại vùng viễn Đông của Nga và nhất là quần đảo (Kuril), đây không phải sáng kiến của Nga, mà là do phần còn lại của thế giới – châu Âu”.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Nga bày tỏ quan ngại về việc Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực, trong đó có việc lắp đặt Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kremlin
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kremlin

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh: “Chúng tôi luôn suy nghĩ cách thức đáp trả (với sự mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ). Chúng tôi đang cân nhắc việc thúc đẩy các biện pháp đáp trả các hệ thống phòng thủ tên lửa. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra ở quần đảo (Kuril), chúng tôi đang cân nhắc cách thức loại bỏ các mối đe dọa tới an ninh đối với các khu vực biên giới xa xôi của mình”.

Ngoài ra, Tổng thống Nga cho rằng Mỹ sẽ hiện diện quân sự trên quần đảo Kuril, một khi Nhật Bản lấy lại quyền kiểm soát ở các lãnh thổ tranh chấp – đây là lần đầu tiên nhà lãnh đạo Nga bày tỏ quan ngại công khai về việc binh lính Mỹ đồn trú tại đây. 

Các nghị sỹ Nhật Bản bày tỏ quan ngại trước bài phát biểu của Tổng thống Nga. Moskva và Tokyo mới chỉ nhất trí phối hợp trong các dự án thương mại chung tại quần đảo Nam Kuril, dự kiến bắt đầu năm 2018.

Quần đảo Kuril, nằm ở vùng Sakhalin của Nga, hình thành nên một biển đảo núi lửa kéo dài 1.300 km từ Hokkaido, Nhật Bản, tới Kamchatka, Nga, phân chia biển Okhotsk với Bắc Thái Bình Dương. Ảnh: AP
Quần đảo Kuril, nằm ở vùng Sakhalin của Nga, hình thành nên một biển đảo núi lửa kéo dài 1.300 km từ Hokkaido, Nhật Bản, tới Kamchatka, Nga, phân chia biển Okhotsk với Bắc Thái Bình Dương. Ảnh: AP

Nga và Nhật Bản có tranh chấp từ lâu về quần đảo trên Thái Bình Dương mà Nga gọi là Kuril còn Nhật gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc. Đây là nguyên nhân làm cản trở việc ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước kể từ khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc./.

Lan Hạ

(Theo Diplomat)

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.