Nga kích hoạt cuộc chơi mới tại châu Phi

(Baonghean) - Lần đầu tiên, một hội nghị thượng đỉnh giữa Nga và các nước châu Phi sẽ được tổ chức trong tuần này. Sự kiện đặc biệt này đang khiến dư luận tập trung chú ý bởi suốt nhiều năm qua, châu Phi vốn là mục tiêu của cuộc chạy đua cạnh tranh địa chiến lược truyền thống giữa Mỹ, Trung Quốc hay Liên minh châu Âu.

Về phần mình, dù ưu tiên các mối quan hệ với các nước châu Phi, nhưng thực tế những năm qua, vai trò và vị thế của Nga khá hạn chế tại khu vực này vì nhiều lý do. Nhưng có lẽ bối cảnh và thời điểm hiện nay đã khác, Mockva đang muốn bắt đầu một cuộc chơi mới để tìm kiếm nhiều hơn các lợi ích địa chiến lược tại châu Phi. Tất nhiên, động thái này đang khiến cho Mỹ hay Trung Quốc đều phải dè chừng!

Thượng đỉnh đầu tiên

Nhìn lại khoảng 1 thập kỷ qua, hợp tác và lợi ích của Nga tại châu Phi đã bắt đầu có những khởi sắc hơn so với trước. Số liệu từ Bộ Ngoại giao Nga cho thấy, hợp tác thương mại giữa nước này và các quốc gia châu Phi đã tăng khoảng 350%. Nhận rõ những lợi ích chiến lược về kinh tế, một diễn đàn kinh tế Nga - châu Phi cùng với một Hội nghị thượng đỉnh giữa Nga và lãnh đạo ít nhất 47 quốc gia trong khu vực sẽ lần đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 23 - 24/10 tới tại Nga. Đích thân Tổng thống Nga Putin sẽ đón tiếp trọng thể các đối tác từ châu Phi.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Johannesburg (Nam Phi). Ảnh: chinadaily.com
Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở thành phố Johannesburg (Nam Phi). Ảnh: chinadaily.com

Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại Johannesburg, Nam Phi hồi năm ngoái, Tổng thống Putin đã phát biểu đề cao và ưu tiên phát triển mối quan hệ với các quốc gia châu Phi dựa trên nền tảng là quan hệ truyền thống hữu nghị và hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều thập kỷ.

Và cũng không phủ nhận, Nga có mối quan hệ tốt đẹp trong lịch sử với nhiều nước châu Phi. Từ những năm 1960 - 1970, Liên Xô đã tham gia hỗ trợ các phong trào giành độc lập giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân hay xóa nợ cho các quốc gia, có các khóa đào tạo một thế hệ các nhà lãnh đạo châu Phi nổi tiếng…

Biểu tượng Xô viết tại châu Phi gồm súng trường Kalashnikov được in trên cờ của Mozambique. Ảnh: AFP
Biểu tượng Xô viết tại châu Phi gồm súng trường Kalashnikov được in trên cờ của Mozambique. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, cũng có một thực tế, các cuộc đấu tranh này phần lớn đã thất bại gây ảnh hưởng kém tích cực đến mối quan hệ hợp tác cả kinh tế và chính trị giữa Mockva giữa các nước trong khu vực. Bản thân nước Nga cuối thời kỳ Xô Viết sau đó cũng đối mặt không ít vấn đề nội bộ khiến sợi dây liên kết hợp tác, tương hỗ lẫn nhau rơi vào tình thế đóng băng.

Kể từ khi Tổng thống Putin lên nắm quyền, quan hệ Nga và châu Phi đã có dấu hiệu cải thiện. Đặc biệt, nhằm ứng phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây kể từ năm 2014, Nga bắt đầu tìm kiếm các đối tác mới để khắc phục hậu quả về kinh tế; và châu Phi là một trong những mục tiêu mà Nga nhắm tới. Thế nhưng, dù đã có những khởi sắc nhất định, cho đến nay, tình hình vẫn chưa thực sự sáng sủa như kỳ vọng nếu đặt phép so sánh với các nước khác. Thể hiện là hợp tác thương mại Nga - châu Phi khá khiêm tốn với 20 tỷ USD đạt được trong năm 2018. Trong khi đó, hợp tác thương mại Mỹ - châu Phi là 61 tỷ USD, Trung Quốc - châu Phi là hơn 200 tỷ USD hay Liên minh châu Âu (EU) cũng hơn 300 tỷ USD.

Biểu đồ: Hợp tác thương mại giữa châu Phi và một số nước, khu vực trong năm 2018


Nhân tố đáng gờm

Dù có một số lợi thế về lịch sử truyền thống nhưng rõ ràng Nga vẫn là “kẻ đến sau” so với các đối thủ như Mỹ, Trung Quốc, Pháp hay Nhật Bản. Với những khó khăn do các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga cũng không có nhiều tiềm lực tài chính để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng tại châu Phi như Trung Quốc.

“Biết người - biết ta”, thời gian qua, Nga không chọn hợp tác kinh tế là trọng tâm đầu tư vào khu vực này. Thay vào đó, Mockva đã chọn hợp tác an ninh, cung cấp và hỗ trợ các trang thiết bị trong lĩnh vực này cũng như phát triển các cơ hội thương mại từ các hợp đồng mua bán vũ khí phát sinh. Nhìn lại những năm qua, Nga đã ký 23 thỏa thuận hợp tác an ninh với chính phủ các nước châu Phi và trở thành nhà cũng cấp vũ khí lớn nhất cho khu vực này. Có thể kể đến Burkina Faso, Mali hay Congo… Nga cũng đang có kế hoạch xây dựng một trung tâm hậu cần quy mô tại một cảng ở Eritrea.

Nhiều quốc gia châu Phi đã tham gia Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế “Army 2018” do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức tại Kubinka, Nga. Ảnh: cavie-acci.org
Nhiều quốc gia châu Phi đã tham gia Diễn đàn kỹ thuật quân sự quốc tế “Army 2018” do Bộ Quốc phòng Nga tổ chức tại Kubinka, Nga. Ảnh: cavie-acci.org

Tất nhiên, Nga cũng đã có các bước đầu tư có chọn lọc tại châu Phi như dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ai Cập hay phát triển một trong những mỏ bạch kim lớn nhất thế giới tại Zimbabwe. Tại Diễn đàn kinh tế Nga - châu Phi lần này, Nga dự kiến cũng sẽ đề xuất các đối tác châu Phi cùng thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên như vàng, đồng hay dầu khí…

Nhìn lại mới năm ngoái và đầu năm nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thực hiện nhiều chuyến công du đến các nước cận Sahara và khu vực Bắc Phi. Ngoài ra, Nga cũng tranh thủ thể hiện vai trò và tiếng nói với các nước châu Phi tại các diễn đàn như BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi); Liên minh châu Phi (AU) hay Cộng đồng kinh tế Tây Phi…. Trong đó phải kể đến Ngân hàng Phát triển mới của BRICS rất có thể sẽ là nguồn tài trợ tích cực cho khu vực châu Phi.

Cuộc đua địa chiến lược tại châu Phi giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga ngày càng nóng bỏng. Ảnh: allafrica.com
Cuộc đua địa chiến lược tại châu Phi giữa Mỹ, Trung Quốc và Nga ngày càng nóng bỏng. Ảnh: allafrica.com

Chưa hết, Tổng thống Nga Putin còn khẳng định sẽ có chiến lược hợp tác - phát triển khác với phương Tây hay Trung Quốc. Đó là cam kết không sử dụng áp lực hay đe dọa bên ngoài vỏ bọc đầu tư như Mỹ và cũng không khai thác tận diệt tài nguyên hay “bẫy nợ đầu tư” của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực. Và rằng, khu vực giàu tài nguyên tiềm năng này là một sân chơi bình đẳng giữa các đối thủ cạnh tranh. Trong cuộc đua này, rõ ràng Nga lại đang có một lợi thế là dễ dàng gây dựng niềm tin với các đối tác châu Phi với lịch sử quan hệ tốt đẹp.

Với một nước Nga đang ngày càng nâng cao vị thế và tiếng nói tại nhiều khu vực - đặc biệt là Trung Đông - Bắc Phi, việc các nước châu Phi hâm nóng quan hệ với Mockva là điều trước sau cũng sẽ diễn ra. Đây cũng là thông điệp mà các nước trong khu vực gửi đến những đối tác truyền thống như Mỹ hay Trung Quốc rằng, châu Phi đang có thêm 1 đối tác tiềm năng nữa là Nga. Cũng có nghĩa, Washington và Bắc Kinh cũng cần cân nhắc và điều chỉnh lại chính sách hợp tác - đầu tư tại châu Phi một cách công bằng cho tất cả các bên!

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Angola Joao Lourenco tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi ngày 26/7/2018. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Angola Joao Lourenco tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi ngày 26/7/2018. Ảnh: AP

Về phần mình, sau chuyến thăm các nước Trung Đông của ông Putin hồi tuần trước, Hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Nga và các nước khu vực châu Phi một lần nữa khẳng định trọng tâm ngoại giao của Mockva đối với khu vực này. Không chỉ gia tăng thêm tiếng nói và vị thế, loạt thỏa thuận mua bán vũ khí, đầu tư khai thác khoáng sản tại lục địa đen có lẽ là những động lực không thể mạnh mẽ hơn để Tổng thống Nga Putin quyết tâm bấm nút kích hoạt một cuộc chơi mới tại châu Phi. Tất nhiên, dự báo đây sẽ là một cuộc chơi rất sôi nổi và không kém phần hấp dẫn!

tin mới

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

Tướng Đức: Phương Tây không có vũ khí thần kỳ để thay đổi cục diện chiến trường Ukraine

(Baonghean.vn) - Cựu Tổng thanh tra Bundeswehr (Quân đội Đức), cựu Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO Harald Kujat cho rằng, không có loại vũ khí thần kỳ nào của phương Tây, kể cả tên lửa hành trình Taurus, có thể ngăn cản Nga đạt được các mục tiêu hoạt động đặc biệt của mình.

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

Thời gian cạn dần với Ukraine và đồng minh phương Tây

(Baonghean.vn) - Sau khi nắm quyền kiểm soát Avdeevka, quân đội Nga đang tiến về các khu vực khác của mặt trận. Nếu không có sự giúp đỡ của phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine không còn gì để bấu víu, còn Washington vẫn “đủng đỉnh” trong việc viện trợ cho Kiev.

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

Thủ tướng Hungary cảnh báo tấn công Brussels nếu phải bảo vệ tự do và chủ quyền

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo sẽ tấn công, "chiếm đóng" Brussels, bởi những thay đổi chính sách của Liên minh châu Âu; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản văn hóa và lịch sử của đất nước trước sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

EU cảnh báo Mỹ về ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Việc Ukraine thua Nga sẽ làm tổn hại đến uy tín của Washington với tư cách là bên cung cấp an ninh, đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell cảnh báo trong chuyến thăm Mỹ. Ông nói thêm rằng Kiev rất nóng lòng chờ đến cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ.

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

Nga tước đi 'cây gậy và củ cà rốt’ của Mỹ, gây dựng thế giới đa cực

(Baonghean.vn) - Nhiều khả năng ông Putin sẽ tiếp tục đứng trên vũ đài chính trị Nga ở cương vị tối cao. Điều này cũng đồng nghĩa với thực tế của quá trình hình thành thế giới đa cực mà ông Putin đã và đang xây dựng. Ở đó không có quân đội Mỹ và “quyền bá chủ” của đồng đô la. 

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

Vì sao Đức muốn hòa bình với Nga?

(Baonghean.vn) - Đức có đủ khả năng tài chính để viện trợ cho Kiev, nhưng Berlin không muốn. Giới quan sát lý giải, đó xuất phát từ nỗi sợ sâu xa trước Nga, đặc biệt là ký ức về Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin năm 1945. Hơn nữa, Thủ tướng Đức mong muốn là ‘thủ tướng hòa bình’.