Nga mở cửa thị trấn bí mật; Vi phạm giao thông ở Lào phải nộp phạt gấp 10 lần

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thế giới 24h qua diễn ra với nhiều tin tức nổi bật như: Nga mở cửa thị trấn bí mật mà Anh nghi ngờ sản xuất Novichok; Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp; Tòa án Hàn Quốc tuyên nhà nước phải bồi thường vụ chìm phà Sewol; Israel thông qua luật quốc gia dân tộc Do Thái gây tranh cãi...

Nga mở cửa thị trấn bí mật mà Anh nghi ngờ sản xuất Novichok

Một góc thị trấn Shikhany. Ảnh: Sputnik.
Một góc thị trấn Shikhany. Ảnh: Sputnik.

Chính phủ Nga đã quyết định công khai, "mở rộng cửa" về thị trấn bí mật từng là trọng tâm của chương trình vũ khí hóa học Liên Xô – nơi Anh nghi ngờ sản xuất chất độc thần kinh Novichok.

Thông báo thay đổi về tình trạng hạn chế của thị trấn Shikhany ở vùng Saratov, cách Moskva 930 km về phía Đông Nam đã được xác nhận qua sắc lệnh của Tổng thống Vladimir Putin ngày 17/7.

Chính giới Mỹ "săn lùng" người phụ nữ tường tận mọi bí mật Thượng đỉnh Trump-Putin

Nữ thông dịch viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marina Gross tham gia phiên họp kín giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin. Ảnh: Tass
Nữ thông dịch viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marina Gross tham gia phiên họp kín giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Putin. Ảnh: Tass

Hai nghị sĩ cấp cao đảng Dân chủ đã kêu gọi Quốc hội mở phiên điều trần chất vấn thông dịch viên Marina Gross – người Mỹ duy nhất bên cạnh Tổng thống Donald Trump tham gia cuộc gặp kín với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Nghị sĩ Bill Pascrell đại diện bang New Jersey hối thúc nghị sĩ Trey Gowdy – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện – đưa thông dịch viên Gross ra điều trần. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeanne Shaheen – thành viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cũng hối thúc hội đồng mở phiên điều trần đối với bà Gross. Theo hai nghị sĩ, nếu hai nhà lãnh đạo có nhất trí một vấn đề nào đó trong buổi họp kín mà họ không công bố công khai, nữ thông dịch viên Gross là người biết rõ nhất.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi những phát ngôn của Tổng thống Trump trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Putin ngày 16/7 đã khiến ông trở thành tâm điểm chỉ trích từ cả hai chính đảng Mỹ và dư luận.

Tòa án Hàn Quốc tuyên nhà nước phải bồi thường vụ chìm phà Sewol

Kết quả hình ảnh cho Người dân và thân nhân các nạn nhân theo dõi việc trục vớt phà Sewol
Người nhà các nạn nhân theo dõi quá trình trục vớt phà Sewol hồi tháng 3/2017 - Ảnh: AFP

Tòa án quận trung tâm Seoul ở Hàn Quốc ngày 19/7 ra phán quyết yêu cầu nhà nước và hãng tàu bồi thường cho các gia đình nạn nhân vụ chìm phà Sewol khiến hơn 300 hành khách thiệt mạng hồi năm 2014.

Phà Sewol chìm ở ngoài khơi bờ biển tây nam Hàn Quốc vào ngày 16/4/2014 trong lúc trên đường tới đảo nghỉ dưỡng Jeju. Vụ này đã cướp đi mạng sống của 304 hành khách, hầu hết là học sinh trung học.

Yonhap dẫn nội dung phán quyết cho hay nhà nước và hãng tàu Cheonghaejin Marine Co. sẽ bồi thường 200 triệu won/(hơn 4 tỷ đồng)/mỗi hành khách tử vong. Cha mẹ của mỗi học sinh thiệt mạng trong vụ chìm phà sẽ được nhận thêm 40 triệu won. Tòa còn ra lệnh bồi thường từ 5 - 20 triệu won cho anh/chị em và ông bà của nạn nhân tử vong.

Israel thông qua luật quốc gia dân tộc Do Thái gây tranh cãi

Người dân Israel xem pháp hoa trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập quốc gia hôm 18/4. Ảnh: AFP.

Người dân Israel xem pháo hoa trong lễ kỷ niệm 70 năm thành lập quốc gia hôm 18/4. Ảnh: AFP

Quốc hội Israel ngày 19/7 thông qua dự luật mới với 62 phiếu thuận, 55 phiếu chống và 2 phiếu trắng, đưa tiếng Hebrew trở thành ngôn ngữ quốc gia và xác định việc thành lập các cộng đồng người Do Thái là lợi ích quốc gia, theo AFP. Dự luật mới nói rằng Israel là quê hương lịch sử của người Do Thái và chỉ người Do Thái có quyền tự quyết định vận mệnh quốc gia dân tộc. Tiếng Arab, từng là một ngôn ngữ chính thức, bị hạ cấp thành "trạng thái đặc biệt".

Dự luật gây tranh cãi được thông qua sau lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nhà nước Israel. Nhiều thành viên phe đối lập đã lên án việc bỏ phiếu, xem đây là sự phân biệt chủng tộc đối với người Arab. Khi được Liên Hợp Quốc trao quyền lập quốc vào năm 1948, những người Do Thái lưu lạc khắp nơi trở về và xây dựng nên đất nước Israel như ngày nay. Người Arab chiếm khoảng 17,5% trong số hơn 8,5 triệu dân của Israel.

Hai miền Triều Tiên chuẩn bị thanh sát chung các tuyến đường sắt

Ảnh chỉ có tính minh họa: nytimes.com
Ảnh chỉ có tính minh họa: nytimes.com

Hãng Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 19/7 cho biết nước này và Triều Tiên có kế hoạch tiến hành thanh sát chung các đường ray xe lửa trong tuần này như một phần của những nỗ lực nhằm hiện đại hóa và kết nối xuyên biên giới liên Triều.

Hoạt động trên thực địa này sẽ được triển khai vào ngày 20/7 đối với tuyến đường sắt chạy dọc bờ biển phía Đông của bán đảo Triều Tiên, và đối với tuyến đường sắt khu vực phía Tây vào ngày 24/7.

Trung Quốc tiếp tục bơm thêm 100 tỷ nhân dân tệ vào thị trường

Nga mở cửa thị trấn bí mật; Vi phạm giao thông ở Lào phải nộp phạt gấp 10 lần ảnh 6
Đồng nhân dân tệ. Nguồn: AFP/TTXVN

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng trung ương, PBOC) ngày 19/7 đã tiếp tục bơm tiền mặt vào hệ thống tài chính nước này thông qua các nghiệp vụ thị trường mở. 

Cụ thể, PBOC đã bơm thêm 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 14,9 tỷ USD) vào thị trường thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược sau khi đã bơm 80 tỷ nhân dân tệ trong ngày 18/7. Trong đó có 70 tỷ nhân dân tệ được đưa vào thị trường thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 2,55% và 30 tỷ nhân dân tệ được bơm thông qua các hợp đồng mua lại đảo ngược kỳ hạn 14 ngày ở mức lãi suất 2,7%. 

Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp

Nga mở cửa thị trấn bí mật; Vi phạm giao thông ở Lào phải nộp phạt gấp 10 lần ảnh 7
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ gác tại Istanbul. Ảnh: AFP/TTXVN

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố áp đặt tình trạng khẩn cấp vào ngày 20/7/2016, 5 ngày sau khi một nhóm trong quân đội nước này đảo chính bất thành.

Biện pháp này có thời hạn chỉ ba tháng nhưng đã được gia hạn 7 lần. Nó đã được dừng vào 1h ngày 19/7 (5h giờ Hà Nội) sau khi Ankara quyết định không gia hạn lần thứ tám. Trong gần hai năm áp đặt tình trạng khẩn cấp, khoảng 80.000 người đã bị bắt ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhà Trắng khoe tiết kiệm 1,4 tỉ USD cho hợp đồng mua chuyên cơ mới cho tổng thống

Kết quả hình ảnh cho không lực 1 của hoa kỳ
Chiếc Không lực Một dành cho tổng thống Mỹ hiện nay được cho là đã hoạt động khoảng 28 năm.

Trong thông cáo đưa ra ngày 18/7 (theo giờ Mỹ), Nhà Trắng nói không quân Mỹ đã ký hợp đồng với công ty Boeing để thiết kế, bổ sung, thử nghiệm và bàn giao 2 chiếc chuyên cơ hoàn thiện trước năm 2024, với tổng giá trị hợp đồng là 3,9 tỉ USD. Chiếc Không lực Một hiện nay của Mỹ đã hoạt động 28 năm.

Chuyên cơ mới sẽ được chế tạo dựa trên mẫu máy bay 747-8 của Boeing. Đây là mẫu mới nhất của dòng máy bay Boeing 747, được công bố hồi tháng 11/2005 nhằm cạnh tranh với mẫu Airbus A380. 747-8 là phiên bản 747 lớn nhất, là máy bay thương mại lớn nhất được sản xuất tại Mỹ, và là máy bay vận tải hành khách dài nhất thế giới.

Theo Nhà Trắng, hợp đồng mua 2 chiếc Không lực Một mới đã tiết kiệm tiền thuế của dân tới 1,4 tỉ USD, so với thỏa thuận trị giá 5,3 tỉ USD được đề xuất lúc đầu.

Vi phạm luật giao thông ở Lào sẽ phải nộp phạt gấp 10 lần

Kết quả hình ảnh cho Giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn, Lào.
Giao thông ở Thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: camau.gov.vn

Tổng Cục Cảnh sát giao thông Bộ An ninh Lào và giới chức thủ đô Viêng Chăn có kế hoạch tăng gấp 10 lần phí phạt đối với những lái xe chạy quá tốc độ và say rượu bia khi điều khiển ô tô và xe máy tại địa bàn thủ đô.

Theo Thiếu tá Sangkhom Phommalath - Phó Giám đốc Sở Cảnh sát Giao thông thủ đô Viêng Chăn, nếu được Hội đồng nhân dân thủ đô Viêng Chăn thông qua, những người điều khiển ô tô cá nhân như xe bốn chỗ, xe bán tải, xe tải nhỏ… vi phạm lỗi chạy quá tốc độ sẽ bị phạt 500.000 kíp (khoảng 1.500.000 đồng), thay cho mức phạt 50.000 kíp hiện nay.

Các nhà chức trách Lào kỳ vọng việc áp dụng các hình phạt nặng này sẽ giúp giảm bớt các vụ tai nạn liên quan tới việc sử dụng các chất có cồn, đồng thời giúp giảm số lượng người chết và bị thương trong tai nạn giao thông.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.