Nga - Mỹ lật bài ngửa, chiến trường Syria vào cục diện mới

(Baonghean.vn) - Liệu có phải cuộc nội chiến Syria đang dần đi đến hồi kết, hay những diễn biến mới đang khiến chiến trường Syria xoay vần sang một thế trận hoàn toàn khác. Ở đó, các tính toán lợi ích giữa các “ông lớn” một lần nữa lại đang được phơi bày?
Bàn cờ địa chính trị Syria giữa bộ 3 Mỹ - Nga - Syria chưa có hồi kết. Ảnh: Getty

Bàn cờ địa chính trị Syria giữa bộ 3 Mỹ - Nga - Syria chưa có hồi kết. Ảnh: Getty

Những ngày qua, hàng loạt các tay súng thánh chiến nổi dậy thuộc tổ chức Quân đội Syri tự do (FSA) ở phía Tây Nam Syria đã quyết định đầu hàng, chấp nhận hòa giải với chính quyền Damascus. Trước đó, quân đội Syria với các chiến dịch quyết liệt cũng đã giành được quyền kiểm soát ở hàng loạt thị trấn, làng mạc ở khu vực nơi từng bị coi là điểm nóng bùng phát các cuộc biểu tình chống chính phủ. 

Bước ngoặt trên chiến trường

Nếu nhìn vào loạt diễn biến gần đây có thể thấy, quân đội Syria đang có những bước tiến khá nhanh tại các khu vực thuộc phía Tây Nam nước này. Cần nhắc lại, quân đội Syria mới chỉ bắt đầu chiến dịch chống phiến quân ở khu vực Tây Nam đất nước cách đây hơn 10 ngày. Mục tiêu chính là nhằm vào tỉnh Darra - một vị trí vô cùng quan trọng giáp biên giới Jordan và cao nguyên Golan, cũng là vị trí “bàn đạp chiến lược” mà Israel sử dụng để tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu tại Syria.

Khói bốc lên sau các cuộc không kích tại tỉnh Darra, phía Nam Syria. Ảnh: Reuters
Khói bốc lên sau các cuộc không kích tại tỉnh Darra, phía Nam Syria. Ảnh: Reuters
Đến nay, sau các chiến dịch giao tranh khốc liệt, quân đội chính phủ đã giành quyền kiểm soát đối với phần lớn các khu vực trọng điểm, hàng loạt các thị trấn, làng mạc của phía Tây Nam Syria từ tay các lực lượng nổi dậy. Hiện các đơn vị quân đội Syria cũng đang tiếp tục đà tiến công giải phóng các vùng nông thôn còn lại phía Đông Bắc tỉnh Darra. Cùng lúc, sau các cuộc đàm phán giữa đại diện phe đối lập thuộc tổ chức Quân đội Syria tự do (FSA) và nhà đàm phán Nga, hàng loạt tay súng đã chấp thuận thỏa thuận và giao nộp vũ khí đầu hàng. Đây được đánh giá là những bước tiến mới của Chính phủ Syria tại chiến trường phía Tây Nam, đồng thời là thất bại đáng kể của phe đối lập tại khu vực này.

Thoạt nhìn, đây có vẻ như là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi của quân đội Chính phủ Syria và sự hỗ trợ của đồng minh Nga. Thế nhưng, câu chuyện lại trở nên không đơn giản khi có các thông tin cho rằng, đây thực ra là một sự nhượng bộ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Nga. Cũng không bất ngờ khi trong một thông điệp duy nhất mới đây gửi cho lực lượng nổi dậy Quân đội Syria tự do (FSA) mà Mỹ vốn đang hỗ trợ, Nhà Trắng đã khẳng định rằng, liên quân do Mỹ dẫn đầu sẽ không can thiệp vào các giao tranh sắp tới tại Darra, phía Tây Nam Syria. Sự yên lặng của chính quyền Mỹ đồng nghĩa, lực lượng phiến quân đối lập tại Tây Nam Syria sớm muộn cũng sẽ phải đầu hàng trước liên minh quân đội chính phủ và Nga.

Nga - Mỹ lật bài ngửa?

Dư luận đặt câu hỏi, tại sao chính quyền Mỹ lại bất ngờ “xuống thang” vào thời điểm hiện nay? Xét về mục đích, người ta vốn đã thấy không ít lần Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ ý định muốn rút khoảng 2.000 quân khỏi Syria để nước Mỹ không tốn thêm tiền vô ích. Nhưng vấn đề là làm sao để thực hiện mục đích này mà không vấp phải những chỉ trích của các phe phái cứng rắn trong nội bộ nước Mỹ vốn không muốn Washington bị “mất mặt” tại chiến trường địa chiến lược này. Bởi thế, nhiều nhà quan sát cho rằng, rất có thể ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga V.Putin, dự kiến diễn ra ngày 16/7 tới tại Phần Lan, hai nhà lãnh đạo này đang có những toan tính ngay trên “bàn cờ Syria”.

Thảm họa nhân đạo đang tiếp tục đe dọa cuộc nội chiến tại Syria. Ảnh: Twitter
Thảm họa nhân đạo đang tiếp tục đe dọa cuộc nội chiến tại Syria. Ảnh: Twitter
Ở đó, một khi Mỹ dừng hỗ trợ phiến quân ở Tây Nam Syria, Nga và quân Chính phủ Syria giành quyền kiểm soát khu vực cũng đồng thời là lúc các lực lượng Mỹ không còn nhiệm vụ tại đây. Đồng thời, vị trí của Tổng thống Bashar al-Assad cũng sẽ không còn bị đe dọa trong các cuộc đàm phán như trước. Đây có thể nói là tiền đề để chính quyền Syria đến gần hơn với một cái kết hòa bình cho cuộc nội chiến đã bước sang năm thứ 8 ở nước này.

Nhưng mặt khác, để có được chiến thắng dễ dàng tại vùng địa chiến lược này, Nga và chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sẽ phải thực hiện yêu cầu của Mỹ và đồng minh Israel là hạn chế sự hiện diện và mở rộng ảnh hưởng của Iran và lực lượng Hezbollah tại Syria cũng như toàn khu vực. Một số chuyên gia thậm chí còn tin chắc rằng, sự hiện diện của Iran tại Syria và khu vực sẽ là một trong những nội dung quan trọng nhất trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ ngày 16/7 tại Phần Lan tới đây.

Cái kết không dễ dàng

Thế nhưng, rõ ràng với Nga và đồng minh Iran, những lợi ích địa chiến lược tại Syria không đơn giản để Mỹ có thể dễ dàng “mặc cả” chỉ với một chiến thắng tại phía Tây Nam Syria. Trong khi đó, Mỹ dù muốn rút quân nhưng cũng không quên “đòi quyền lợi” đầy đủ cho các đồng minh khu vực, đặc biệt là Israel. Đây cũng là nền tảng để bất cứ lúc nào cần, Mỹ vẫn có “cửa” để quay trở lại can thiệp khi cần thiết. Cần nhắc lại, Syria vốn hội tụ các mỏ dầu cũng như các tuyến năng lượng quan trọng kết nối từ Iran đến Iraq cũng như các nước Vùng Vịnh. Cũng có nghĩa, nắm được các vị thế quan trọng sẽ không chỉ nắm được tiềm lực kinh tế mà còn đạt được vai trò chi phối các trục quan hệ chiến lược đang xoay vần cả cục diện Trung Đông.

Bởi thế theo giới quan sát, có thể trước mắt, Mỹ và Nga sẽ tiếp tục có những cuộc mặc cả lợi ích để tìm ra những giải pháp có lợi nhất cho cả hai bên. Nhưng cho đến khi hai bên vẫn còn dằng dai toan tính, người dân Syria vẫn đang tiếp tục phải chịu cảnh lầm than. Theo tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR), gần 50.000 người tị nạn Syria ở phía Nam nước này sẽ không có nơi trú chân khi địa điểm duy nhất có thể tiếp cận là thủ đô Amman của Jordan đã chính thức từ chối không tiếp nhận số lượng người này. Cũng có nghĩa, một thảm họa nhân đạo nhìn thấy trước tại Syria, đang khiến cho cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này sẽ chưa thể sớm có hồi kết.

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.