Nga nuôi sống thế giới bằng 'thực phẩm của bà'

Ngày 2/6, nhà khí hậu học người Ý, là người đoạt giải Nobel Hòa bình Riccardo Valentini sẽ phát biểu tại tại diễn đàn kinh tế St Petersburg.

Nhóm chuyên gia về biến đổi khí hậu, trong đó có ông Valentini, người được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2007 "cho việc nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu do hoạt động của con người gây ra và nêu các biện pháp để ngăn chặn chúng".

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik

Nhà khoa học đã chia giải với cựu Phó Tổng thống Mỹ Albert Gore.Trong thời gian ở thăm Moskva, ông Riccardo Valentini đã trả lời phỏng vấn Sputnik Italia và nói chuyện về tương lai của khoa học, cũng như những tác động của sự nóng lên toàn cầu và về việc ẩm thực Nga sẽ cứu thế giới.

"Nhiệm vụ của khoa học là tìm giải pháp cho các vấn đề cấp bách nhất của thời đại chúng ta, trong đó có hiện tượng nóng lên toàn cầu và môi trường bền vững. Điều quan trọng là vấn đề này được nêu lên tại diễn đàn St. Petersburg, bởi vì cả hai chủ đề này đều rất quan trọng đối với Nga. Thiên nhiên Nga rất phong phú và đa dạng, nhưng việc bảo vệ hệ sinh thái không thể tách rời với việc thành lập và phát triển công nghệ giảm phát thải khí nhà kính.

Có một tin khác - hiện nay Nga là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, vượt qua châu Âu. Đây là yếu tố rất quan trọng - chúng ta không nên quên rằng trong những năm 1990, Nga là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất. Trong khi các nước trên thế giới giảm lượng đất canh tác, ở Nga con số này đang ngày càng trở nên phát triển", - ông Riccardo Valentini cho biết.

Riccardo Valentini lãnh đạo Phòng thí nghiệm nghiên cứu về tác động của sự thay đổi khí hậu đối với khu vực Thái Bình Dương tại trường Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok. Theo các nghiên cứu này, nhờ điều kiện khí hậu được cải thiện hơn vào năm 2050, ở Nga có khoảng 40 triệu ha đất canh tác. Italia và Nga có nhiều điều để học tập lẫn nhau.

Con người sẽ luôn luôn cần đất đai màu mỡ, và ở Nga có loại đất trồng trọt như vậy. Tuy nhiên, tất cả mọi việc ở Nga được thực hiện hàng loạt, trong khi Ý và châu Âu rất quan tâm chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm. Cần phải tìm ra phương pháp tạo ra sản phẩm chất lượng cao của Nga, mở ra dây chuyền sản xuất mới.

"Từ các chuyến đi của mình, tôi nghĩ rằng đó là các sản phẩm được gọi là "Thức ăn của bà". Tức là sản phẩm tự nhiên, người Nga có thói quen trồng ngay trong vườn ở nhà nghỉ ngoại ô, hái quả chín trong rừng, nấu mứt để dành, hoặc đó là món canh bắp cải chua kiểu Nga chính cống. Để gắn bó truyền thống với ứng dụng đổi mới, tôi nghĩ chúng ta cần phải có những bộ óc Nga. Ở đây cần tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp chất lượng cao, mà người Ý có thể dạy cho người Nga, cộng với kinh nghiệp truyền thống.

Đó là lý do tại sao chúng tôi đã mở trường quốc tế dạy đa ngành: chúng tôi kết hợp kinh tế và nông nghiệp để tạo ra triển vọng kinh tế, để cung cấp cho sinh viên kiến ​​thức mới. Vladivostok là địa điểm quan trọng, có tầm chiến lược, bởi vì phần phía Đông của Nga có cái mà châu Âu chúng tôi bị thiếu - đó là gần khu vực châu Á.

Chúng tôi hợp tác với Trung tâm nghiên cứu biến đổi khí hậu châu Âu-Địa Trung Hải với Trung Quốc, Hàn Quốc và các trường đại học Nhật Bản. Tôi hy vọng rằng nhờ Nga chúng tôi sẽ có thể xây dựng cầu nối giữa châu Âu và châu Á", - ông Riccardo Valentini kết luận.

Theo Spunik

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.