Nga tăng cường hợp tác các nước khu vực Bắc Cực; Ấn Độ cáo buộc Pakistan “kích động chiến tranh“
(Baonghean.vn) - Nga cam kết tăng cường hợp tác với các nước khu vực Bắc Cực; Ấn Độ cáo buộc Pakistan "kích động chiến tranh"; Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp Thủ tướng Anh thảo luận về Brexit; Trung Quốc quyết định giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.
Nga cam kết tăng cường hợp tác với các nước khu vực Bắc Cực
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN |
Trước thềm Diễn đàn quốc tế về Bắc Cực lần thứ 5, ngày 8/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác với các quốc gia ở khu vực Bắc Cực.
Trong một tuyên bố, Tổng thống Putin nêu rõ: "Tôi muốn nhấn mạnh Nga có mục tiêu tăng cường hợp tác với các nước ở khu vực Bắc Cực. Tôi tin tưởng nếu đoàn kết chúng ta có thể biến Bắc Cực thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác". Tổng thống Putin cũng bày tỏ thiện chí của Nga trong hợp tác đa phương.
Diễn đàn quốc tế về Bắc Cực lần thứ 5 với tên gọi "Bắc Cực: Lãnh thổ của Đối thoại" sẽ diễn ra ở thành phố St.Petersburg trong hai ngày 9 - 10/4. Diễn đàn này là nơi các đại diện tham dự thảo luận các vấn đề liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Cực, cũng như là nơi để phát triển các cơ chế đa phương về thăm dò và khai thác chung tiềm năng tài nguyên của khu vực.
Trung Quốc, Triều Tiên thông quan cây cầu mới trên sông Áp Lục
Xe buýt du lịch băng qua cây cầu mới mở giữa tỉnh Cát Lâm của Trung Quốc và Manpo của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap |
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Triều Tiên và Trung Quốc ngày 8/4 đã chính thức khai trương một cây cầu mới bắc qua biên giới trên sông Áp Lục, báo hiệu khả năng mở rộng trao đổi kinh tế giữa hai nước trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn đang có hiệu lực.
Cây cầu mới kết nối thành phố Cát An ở tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc Trung Quốc với thành phố biên giới phía Bắc Manpo của Triều Tiên.
Hai nước đã nhất trí tiến hành dự án xây cầu Jian-Manpo hồi tháng 5/2012 và hoàn thành việc xây dựng vào năm 2016. Tuy nhiên, hai bên đã trì hoãn việc chính thức thông cầu, dường như bởi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Triều Tiên liên quan tới các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.
Ấn Độ cáo buộc Pakistan "kích động chiến tranh"
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra khu vực biên giới với Pakistan. Ảnh: Reuters |
Ngày 7/4, Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi cho rằng Ấn Độ sẽ tấn công Pakistan trong tháng 4. “Chúng tôi nắm được thông tin tình báo đáng tin cậy rằng Ấn Độ lên kế hoạch tiến hành cuộc tấn công mới nhắm vào Pakistan trong khoảng thời gian từ ngày 16 - 20/4. Pakistan đã chia sẻ thông tin cho 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc”, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Qureshi.
Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Raveesh Kumar ngày 8/4 lên án tuyên bố của ông Qureshi là “vô trách nhiệm và lố bịch”. Ông Kumar đồng thời tố cáo Pakistan đưa ra tuyên bố giả mạo để đánh lạc hướng dư luận khỏi “những vụ tấn công khủng bố xuyên biên giới” mà theo Chính phủ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là vấn đề chính gây căng thẳng giữa hai bên.
Các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ gặp Thủ tướng Anh thảo luận về Brexit
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái, phía trước) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (phải, phía trước) tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ ngày 21/3/2019. Ảnh: THX/TTXVN |
AFP đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tiến hành cuộc thảo luận với người đồng cấp Anh Theresa May tại thủ đô Berlin (Đức) trong ngày 9/4, trước thềm hội nghị thượng đỉnh quan trọng của Liên minh châu Âu (EU), nơi nhà lãnh đạo Anh hy vọng thuyết phục được EU cho phép gia hạn tiến trình Brexit tới ngày 30/6 tới.
Trong khi đó, một quan chức thuộc Phủ Tổng thống Pháp thông báo, vào tối 9/4 Tổng thống Emmanuel Macron sẽ tiến hành thảo luận với Thủ tướng Anh Theresa May về vấn đề Brexit tại Điện Elysee ở thủ đô Paris (Pháp).
Trung Quốc quyết định giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu
Xếp dỡ hàng hóa tại cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN |
Trong thông báo ngày 8/4, Ủy ban Thuế của Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết, thuế các mặt hàng nhập khẩu như sách, máy tính, thực phẩm, đồ nội thất và dược phẩm sẽ giảm còn 13%, tức giảm 2% so với mức thuế hiện hành.
Trong khi đó, thuế một số mặt hàng nhập khẩu khác như đồ thể thao, đồ câu cá, vải sợi, đồ gia dụng điện tử và xe đạp cũng được điều chỉnh giảm từ 25% còn 20%. Quyết định có hiệu lực từ ngày 9/4.
Bắc Kinh công bố quyết định giảm thuế tại thời điểm các nhà lãnh đại Liên minh châu Âu (EU) chuẩn bị có cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị thượng đỉnh EU tại Brussels tuần này nhằm thúc đẩy cam kết hợp tác thương mại giữa hai bên.
Trung Quốc, Triều Tiên thông quan cây cầu mới trên sông Áp Lục
Thứ Hai, 08/04/2019 16:52
TIN LIÊN QUAN
Hàn Quốc tiếp tục duy trì đối thoại thúc đẩy giải quyết vấn đề Triều Tiên
Tổng thống Mỹ tái khẳng định mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Triều Tiên
Gần 1.000 người nước ngoài tham gia giải chạy marathon ở thủ đô Triều Tiên
MỚI NHẤT
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới Gabriela Cuevas Barron
Quốc hội Việt Nam xác định việc tham dự các hoạt động của IPU là nhiệm vụ quan trọng
Trung Quốc giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, Triều Tiên và Trung Quốc ngày 8/4 đã chính thức khai trương một cây cầu mới bắc qua biên giới trên sông Áp Lục, báo hiệu khả năng mở rộng trao đổi kinh tế giữa hai nước trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế vẫn đang có hiệu lực.
Cây cầu mới kết nối thành phố Cát An ở tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc Trung Quốc với thành phố biên giới phía Bắc Manpo của Triều Tiên.
Hai nước đã nhất trí tiến hành dự án xây cầu Jian-Manpo hồi tháng 5/2012 và hoàn thành việc xây dựng vào năm 2016. Tuy nhiên, hai bên đã trì hoãn việc chính thức thông cầu, dường như bởi các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đối với Triều Tiên liên quan tới các chương trình tên lửa và hạt nhân của nước này.