Nga tạo 'vũ khí kinh tế' chống lại phương Tây

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Liên minh Kinh tế Á-Âu đang chuẩn bị một bước đột phá trong hợp tác công nghiệp. Nhờ đó, Nga sẽ giải quyết được vấn đề nhập khẩu; trong khi các thành viên còn lại sẽ nhận được nguồn động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

Capture.JPG
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Ria Novosti

Bộ Công thương Nga đã công bố dự thảo luật, phê chuẩn các sửa đổi đối với Hiệp ước Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU). Tài liệu đề xuất hình thành các cơ chế tài trợ cho các dự án công nghiệp chung, với sự tham gia của ít nhất 3 quốc gia của liên minh trong vòng 5 năm.

Theo Chủ nhiệm Công nghiệp và Tổ hợp Nông-Công nghiệp của Ủy ban Kinh tế Á-Âu, Artak Kamalyan, EAEU sẵn sàng phân bổ 20 triệu USD hàng năm, để đảm bảo tiến trình thực hiện chương trình kế hoạch trị giá 1 tỷ USD.

Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EEC) tuyên bố rằng, hỗ trợ tài chính sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghệ của các quốc gia trong EAEU, và đẩy nhanh quá trình hội nhập. Đối với Nga, đây là cơ hội để thay thế nguồn cung đã bị suy giảm do các lệnh trừng phạt, và sự rút lui của các công ty nước ngoài.

Capture.JPG
Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu. Ảnh: Sputnik

Theo Ngân hàng Phát triển Á-Âu, cho đến nay Nga là nhà đầu tư lớn nhất trong EAEU. Từ năm 2016 đến giữa năm 2022, Nga đã đầu tư 10,6 tỷ USD vào Kazakhstan, 5,3 tỷ USD vào Belarus, 3,1 tỷ USD vào Armenia và 946 triệu USD vào Kyrgyzstan.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Phát triển Cơ sở hạ tầng Kazakhstan Marat Karabaev cho biết, hiện có khoảng 125 dự án đầu tư chung giữa Nga và Kazakhstan, nhưng Kazakhstan muốn tăng con số này lên 250 dự án vào năm 2024, và lên tới 800 dự án trong vòng 5 năm, với trị giá 75 tỷ USD. Số tiền này dự kiến ​​sẽ được đầu tư vào các ngành sản xuất, chế biến quặng sắt, công nghiệp nhôm và đồng, xây dựng và công nghiệp nhẹ. Đồng thời, Moscow và Astana đã là cặp đôi đầu tư quan trọng nhất trong EAEU.

Điểm yếu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài lẫn nhau giữa các quốc gia EAEU là mô hình cấu trúc và hợp tác ngành của các khoản đầu tư này. Cho đến nay, vẫn chưa thể xây dựng các chuỗi giá trị xuyên biên giới, mà chỉ đang dừng lại ở hợp tác công nghệ.

Capture.JPG
Cuộc họp của Liên minh Kinh tế Á-Âu tại Moskva. Ảnh: Ria Novosti

Leonid Vardomsky, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Hậu Xô viết tại Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho rằng, EAEU đang hỗ trợ tài chính tương đối ít ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, nếu cơ chế này được cải tổ, mối quan hệ kinh tế còn có thể phát triển hơn nữa. Dưới áp lực của các biện pháp trừng phạt quốc tế, các doanh nhân Nga đang tìm kiếm một giải pháp thay thế cho việc giao thương với phương Tây, và họ đã hướng sự chú ý sang Liên minh Á-Âu. Theo chuyên gia, điều này nên được tận dụng.

“Những lợi ích của hợp tác công nghiệp là điều hiện hữu. Ở mức tối thiểu, nó giúp thực thi những thỏa thuận về lưu thông hàng hóa trong EAEU. Cho đến này, rất nhiều thứ được nhập khẩu từ nước ngoài, trong khi năng lực sản xuất quốc gia đáp ứng được. Khi cơ chế mới bắt đầu hoạt động, có thể nghĩ tới việc tạo ra các công nghệ Á-Âu, nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập” - nhà kinh tế Leonid Vardomsky tin tưởng.

Khác với quan điểm trên, Tổng Giám đốc Hội đồng Tài chính và Ngân hàng CIS, Pavel Nefidov, cho rằng: Trước khi đưa ra sáng kiến, cần phải xử lý rủi ro. Ông giải thích: “Một ngân hàng cho người dân từ một quốc gia khác vay tiền sẽ không phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý khó khăn trong việc hoàn vốn. Cho đến nay, vấn đề này đã được giải quyết bằng cách đặt ra các giới hạn nhất định. Nhưng điều này là không đủ để đẩy nhanh quá trình hội nhập Á-Âu”.

Chuyên gia Pavel Nefidov đề xuất cung cấp cho tất cả các ngân hàng của EAEU cơ hội bình đẳng trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên liên minh. Ngoài ra, tổ chức tài chính có thể từ chối cho một doanh nghiệp vay do tình hình kinh tế hoặc chính trị không ổn định. Trong trường hợp này, chính quyền địa phương phải cung cấp bảo đảm an ninh./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.