Nga-Trung Quốc tăng cường hợp tác quân sự-chính trị trong bối cảnh thế giới 'mất bình tĩnh hơn'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) -Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác an ninh song phương. Theo các chuyên gia, Moskva và Bắc Kinh đang muốn chứng minh cho cả thế giới thấy rằng, Nga và Trung Quốc sẽ hợp tác chặt chẽ để có thể loại bỏ mối đe dọa có thể nảy sinh trên con đường phát triển.

shoigu.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10. Ảnh: RT

Bên lề Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh (Trung Quốc), Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Trương Hựu Hiệp đã có cuộc gặp gỡ, và đưa ra tuyên bố: Moskva và Bắc Kinh phát triển đường dây liên lạc trong lĩnh vực quân sự-chính trị.

“Cuộc gặp này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa Bộ Quốc phòng hai nước, cũng như ổn định an ninh khu vực và toàn cầu” - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết.

Theo Bộ trưởng Shoigu, các mối liên hệ Nga giữa Nga và Trung Quốc đang phát triển tích cực, trong bối cảnh chính trị-quân sự trên thế giới “mất bình tĩnh hơn”.

“Những điểm nóng căng thẳng mới đang nổi lên, và những điểm nóng cũ đang leo thang. Về bản chất, đây là kết quả của những cuộc phiêu lưu địa chính trị. Trái ngược với tình trạng đáng báo động đó, mối quan hệ đối tác toàn diện và tương tác chiến lược Nga-Trung đang được xây dựng” – Bộ trưởng Quốc phòng Nga khẳng định; đồng thời gọi mối quan hệ song phương giữa Moskva và Bắc Kinh là mẫu mực, và mô hình này ngày càng thu hút đối với các nước khác.

Điều đáng chú ý là Nga và Trung Quốc đang tăng cường quan hệ trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, chủ yếu thông qua các cuộc tập trận chung. Vì vậy, vào tháng 7, cuộc diễn tập hải quân Nga-Trung đã diễn ra. Tờ South China Morning Post đánh giá, Nga đã trở thành đối tác chính của Trung Quốc, tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự nhất với Trung Quốc trong 10 năm qua. Đặc biệt, xu hướng này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và phương Tây.

Hơn nữa, Nga và Trung Quốc đã đồng ý mở rộng phạm vi các cuộc tập trận hải quân vào năm 2024, bao gồm cả các cuộc diễn tập trên bộ.

Ngoài các cuộc tập trận và tuần tra chung, trong lĩnh vực hợp tác quân sự, Nga và Trung Quốc còn chú trọng đến các vấn đề như an ninh không gian, an ninh sinh học.

Capture.JPG
Quân đội hai nước Nga và Trung Quốc tại cuộc tập trận chung. Ảnh minh họa: Internet

Chuyên gia quân sự Nga Yury Knutov phân tích, mối quan hệ quân sự giữa Nga và Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Điều này xuất phát từ mục đích của các nước, nhằm tăng cường hợp tác cùng có lợi và bối cảnh địa chính trị chung, đặc biệt là tình hình quốc tế ngày càng trầm trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Lầu Năm Góc và các tướng lĩnh của Mỹ nhiều lần công khai tuyên bố rằng, xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Đài Loan có thể bắt đầu vào năm 2025. Những mối đe dọa này đã gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Vì lý do đó, Trung Quốc rất quan tâm đến mối quan hệ giữa Lực lượng Vũ trang Nga và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được tăng cường.

“Nga hiện có rất nhiều kinh nghiệm phong phú trong chiến đấu, ở Quân khu phía Bắc. Về cơ bản, khác với những gì mà hầu hết quân đội trên thế giới đang chuẩn bị. Theo đó, kinh nghiệm của quân đội Nga là độc nhất. Vì vậy, hợp tác trao đổi kiến thức và kỹ năng chiến đấu là lĩnh vực tương tác quan trọng nhất giữa quân đội Trung Quốc và Lực lượng Vũ trang Nga” - Chuyên gia quân sự Nga Yury Knutov cho hay.

Đổi lại, Nga cũng có nhiều lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc, vốn được Moskva ưu tiên. Theo chuyên gia Knutov, Nga chủ yếu quan tâm đến việc tiếp nhận các công nghệ quân sự hoặc mẫu thiết bị quân sự hiện đại, công nghệ cao từ Trung Quốc. Điều này sẽ giúp tổ hợp công nghiệp quân sự Nga nhanh chóng thiết lập sản xuất các loại vũ khí mà Lực lượng Vũ trang Nga cần.

Người đứng đầu Trung tâm phân tích Nga-Trung, Sergei Sanakoev cho rằng, điều khác biệt giữa Moskva và Bắc Kinh là họ đang cố gắng giải quyết vấn đề của mình thông qua các biện pháp ngoại giao. Tuy nhiên, chính sách đối đầu của phương Tây đối với Nga và Trung Quốc khiến hai nước không còn lựa chọn nào khác, ngoài việc phải ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn giữa các lực lượng vũ trang và phối hợp chiến đấu của quân đội hai bên./.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.