Ngắm vẻ tinh khôi của nữ sinh Lào đạt Á khôi cuộc thi 'Nét đẹp nữ sinh'

(Baonghean.vn) - Với sắc đẹp và tài năng của mình, cô gái Touk Larkhongsawat đến từ Xiêng Khoảng, Lào hoàn toàn thuyết phục BGK để giành giải Á khôi cuộc thi 'Nét đẹp nữ sinh' Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.

» Ấn tượng đêm hội 'Nét đẹp nữ sinh'
 

Sau khi đạt kết quả cao ở nước bạn Lào, Touk Larkhongsawat, sinh năm 1999 đã được cử sang Việt Nam du học. Hiện Touk đang là sinh viên học tiếng Việt tại trường CĐSP Nghệ An. Ảnh: NVCC
Sau khi đạt kết quả  học tập tốt ở quê hương, Touk Larkhongsawat, sinh năm 1999 đã được cử sang Việt Nam du học. Hiện Touk đang là sinh viên học tiếng Việt tại trường CĐSP Nghệ An. Ảnh: NVCC
Touk cho biết, em sang Việt Nam học tập được 5 tháng. Đây là lần đầu tiên em xa nhà cũng như là lần đầu tiên đến Việt Nam. Ảnh: NVCC
Touk cho biết, em sang Việt Nam học tập  đã được 5 tháng. Đây là lần đầu tiên em xa nhà và cũng  là lần đầu tiên đến Việt Nam. Ảnh: NVCC
Chia sẻ về mảnh đất xứ Nghệ, Touk rất hào hứng khi được tham quan những danh lam thắng cảnh ở quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, được làm quen, kết bạn với những người dân thật thà, hiền lành, tốt bụng. Em cũng rất ấn tượng khi đến thăm biển Cửa Lò, một bãi biển tuyệt đẹp, trong xanh. Ảnh: Chu Thanh
Chia sẻ cảm nhận về con người và mảnh đất xứ Nghệ, Touk  cho biết em rất hào hứng khi được tham quan những danh lam thắng cảnh ở quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, và rất vui khi được làm quen, kết bạn với những người bạn Nghệ An hiền lành, tốt bụng. Ảnh: Chu Thanh
Cuộc thi “Nét đẹp nữ sinh” của trường CĐSP Nghệ An là cuộc thi đầu tiên em được tham gia. Tuy có hơi run nhưng em rất vui vì nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Ảnh: Chu Thanh
Cuộc thi “Nét đẹp nữ sinh” của trường CĐSP Nghệ An là cuộc thi đầu tiên em được tham gia. Tuy có hơi run nhưng em rất vui vì nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Ảnh: Chu Thanh
Cuộc thi “Nét đẹp nữ sinh” của trường CĐSP Nghệ An là cuộc thi đầu tiên em được tham gia. Tuy có hơi run nhưng em rất vui vì nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người. Ảnh: Chu Thanh
Dù mới chỉ học tiếng Việt trong 5 tháng nhưng khả năng nói của Touk rất tốt, đặc biệt là trong phần thi ứng xử với câu hỏi giới thiệu về ngôi trường em đang theo học. Ảnh: Chu Thanh.
Đến tháng 9 này, Touk sẽ hoàn thành xong khóa học tiếng Việt tại trường CĐSP Nghệ An và tiếp tục theo học ngành ngân hàng để sau này trở thành một cán bộ ngân hàng như ước mơ từ bé của em. Ảnh: NVCC
Đến tháng 9 này, Touk sẽ hoàn thành xong khóa học tiếng Việt tại trường CĐSP Nghệ An và tiếp tục theo học ngành ngân hàng để sau này trở thành một cán bộ ngân hàng như ước mơ từ bé của em. Ảnh: NVCC
Và trong thời gian du học ở Nghệ An, ngoài thời gian học, Touk cũng sẽ đi nhiều nơi hơn để khám phá vẻ đẹp của nơi đây. Ảnh: NVCC
Và trong thời gian du học ở Nghệ An, ngoài thời gian học, Touk cũng sẽ đi nhiều nơi để khám phá vẻ đẹp của những danh lam thắng cảnh xứ Nghệ. Ảnh: NVCC

Chu Thanh

tin mới

Trần Thị Trâm.

Người mẹ được cụ Phan gọi là Quốc mẫu và chuyện chiếc khăn tay tiễn con xuất dương

(Baonghean.vn) - Một người phụ nữ nhỏ bé, được giáo dục dưới sở học và lễ nghĩa phong kiến, nhưng bằng tài hoa, khí phách và lòng yêu nước vô bờ, đã vượt qua bao gian truân để 3 lần sang Xiêm mua vũ khí cho nghĩa quân. Đó là bà Trần Thị Trâm - người được cụ Phan Bội Châu khâm phục gọi là Quốc mẫu, "Tiểu Trưng", là nữ kiệt đất Hồng Lam.
Ném pao

Bản làng người Mông nô nức vào hội ném pao

(Baonghean.vn) - Dịp đầu năm mới, khắp các bản làng người Mông ở vùng cao Nghệ An lại nô nức bước vào hội ném pao. Đây là nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng người Mông mỗi dịp Tết đến Xuân về, đồng thời cũng là thời điểm các nam thanh nữ tú tìm hiểu nhau để nên duyên vợ chồng.
Người Mông Nghệ An

Lợn trong đời sống người Mông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nếu như các dân tộc khác coi việc chăn nuôi lợn là để phục vụ đời sống đồng thời mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, thì một số người Mông ở Nghệ An cho rằng lợn chỉ được dùng để giết thịt phục vụ cho các ngày lễ, Tết.
Bà Sầm Thị Vinh (áo trắng, ngoài cùng bên trái) dạy các thành viên trong CLB các làn điệu dân ca Thái. Ảnh: Chu Thanh

Người lưu giữ làn điệu dân ca Thái

(Baonghean.vn) - Đến với bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, già trẻ, trai gái trong bản không ai không biết đến bà Sầm Thị Vinh (1950), một trong số ít người “lưu giữ” được nhiều làn điệu dân ca của đồng bào dân tộc Thái.