Ngân sách Mỹ viện trợ cho Ukraine sẽ hết vào tháng 7

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti )

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Ấn phẩm Politico của Mỹ cho biết, số tiền Mỹ phân bổ để viện trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga có thể kết thúc sớm nhất vào tháng 7 này.
Tên lửa Patriot rời bệ phóng trong cuộc thử nghiệm của lục quân Mỹ. Ảnh: US Army
Tên lửa Patriot rời bệ phóng trong cuộc thử nghiệm của lục quân Mỹ. Ảnh: US Army

Cùng với đó, siêu vũ khí của Mỹ - hệ thống tên lửa phòng không Patriot, đã thất bại trong khi đối đầu với tên lửa của Nga.

Theo Politico, trong gói viện trợ trị giá 48 tỷ USD cho Ukraine mà Quốc hội Mỹ đã thông qua vào tháng 12/2022, số tiền còn lại không quá 6 tỷ USD, và nó sẽ "sớm biến thành những mảnh kim loại cháy đen, cùng những tàn tích của Ukraine". Thêm vào đó, trong bối cảnh cuộc đại khủng hoảng nợ trần quốc gia của Mỹ, chủ đề Ukraine với những yêu cầu về viện trợ sẽ hoàn toàn "lạc lõng".

Trên các phương tiện truyền thông của phương Tây, thông điệp đưa ra rất đơn giản: sự thành công của chiến dịch phản công của Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào việc nước này có tiếp tục được cung cấp viện trợ hay không. Đặc biệt, The Conversation đã bình luận như sau: "Thành thật mà nói, điều cực kỳ quan trọng đối với Ukraine là cuộc phản công phải thành công. Nếu thất bại, liên minh quốc tế sẽ quay lưng. Có vẻ như mệnh lệnh đối với ông Zelensky rõ ràng đến mức, Ukraine quá áp lực và không thể thực hiện được".

Thực tế, Ukraine biết "cái giá" sẽ phải trả của sự thất bại, cũng như nhận thức rõ tình trạng và khả năng thực sự của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Chính vì vậy, chính quyền Kiev những ngày qua đang cố gắng hạ thấp tầm quan trọng của một cuộc phản công, để các đồng minh phương Tây giảm sự kỳ vọng. Người đứng đầu phái đoàn Ukraine tại NATO, Natlia Galibarenko, nói rằng một cuộc phản công không thể quyết định được cục diện của cuộc xung đột, và kêu gọi các nước phương Tây không gây áp lực lên Kiev.

Mark Katz, Giáo sư tại Khoa chính trị, Đại học George Mason của Mỹ chia sẻ: Việc Ukraine cố tình đánh giá thấp giá trị của cuộc phản công, nhằm mục đích không khơi dậy những kỳ vọng vô lý của các nước phương Tây. Từ đó, đảm bảo phản ứng tích cực đối với bất kỳ "thành tích" nào, dù là nhỏ nhất của Kiev.

Trước đó, trong ngày 16/5, Nga tuyên bố đã tấn công tên lửa Patriot bằng tên lửa siêu thanh Kinzhal. Đây là chi tiết thú vị cho giới quan sát quân sự, nhưng là cú sốc cho người ủng hộ Ukraine. Lâu nay, Kiev liên tục thúc giục các nước cung cấp tên lửa Patriot. Họ tin rằng hệ thống công nghệ cao này có thể tăng cường khả năng chống trả trên không với Nga. Ngày 17/5, một quan chức Mỹ thừa nhận tổ hợp tên lửa Patriot hư hại.

Giới quan sát cho rằng, việc Lực lượng Vũ trang Nga đánh bại vũ khí tốt nhất của Mỹ và châu Âu, theo đúng nghĩa đen, đã thổi bay hàng triệu tỷ USD từ ngân sách của Mỹ dành cho Ukraine.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.