Ngày tàn của IS?

Công ty tài chính IHS Markit có trụ sở tại London (Anh) vừa công bố báo cáo cho biết sau ba năm xưng hùng xưng bá, IS đã mất 60% lãnh thổ chiếm được và giảm 80% nguồn thu tài chính.

Ngày tàn của IS?
Việc giành lại được nhà thờ Grand al-Nuri tại thành phố Mosul của Iraq được quân đội nước này xem như một chiến thắng mang tính biểu tượng cho sự sụp đổ của nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Ảnh: Reuters

Căn cứ dữ liệu nghiên cứu và tình hình thực địa, các nhà nghiên cứu của IHS Markit nhận định tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong năm thứ tư kể từ thời điểm chúng tuyên bố thành lập nhà nước tự xưng.

Iraq tuyên bố IS đã sụp đổ

Báo cáo của IHS Markit được đưa ra ngày 29/6, đúng vào thời điểm chính quyền và quân đội Iraq tuyên bố IS đã đến ngày tàn: “Nhà nước tưởng tượng của bọn chúng đã sụp đổ” - như lời của thiếu tướng Yahya Rasool, người phát ngôn quân đội Iraq.

Sau tám tháng triển khai chiến dịch quyết liệt tiễu trừ IS, ngày 29/6 quân đội Chính phủ Iraq đã giành chiến thắng mang tính biểu tượng quan trọng, chiếm được ngôi đền thờ ngay giữa trung tâm thủ phủ tự xưng của IS tại Mosul.

Chính quyền Iraq kỳ vọng cuộc chiến trường kỳ giành lại Mosul từ tay IS sẽ chấm dứt trong những ngày tới khi đám tàn quân khủng bố bị bóp nghẹt tại một vài khu vực còn lại của thành cổ.

Cũng trong bản báo cáo, IHS Markit cho biết tính tới ngày 26/6/2017, IS đang chiếm giữ khoảng 36.200km2, tương đương diện tích của Vương quốc Bỉ hoặc bang Maryland của Mỹ.

Số liệu này cho thấy nhóm khủng bố đã bị mất khoảng 40% diện tích lãnh thổ chúng chiếm được so với đầu năm 2017, và mất khoảng 60% so với thời điểm lần đầu tiên nhóm nghiên cứu ước tính diện tích lãnh thổ chúng chiếm đóng vào tháng 1/2015. Khi đó IS kiểm soát 90.800km2 tại Iraq và Syria.

Cùng với sự mất dần diện tích lãnh thổ kiểm soát, nguồn thu tài chính của IS cũng giảm nhiều.

Theo báo cáo, thu nhập trung bình hằng tháng của IS đã giảm đáng kể từ 81 triệu USD trong quý 2/2015 xuống còn 16 triệu USD trong quý 2/2017, tương đương mức giảm 80%.

Mức sụt giảm này có thể xem như tình trạng “xuống dốc không phanh”. Nếu nhìn lại vào thời điểm mới trỗi dậy, theo báo cáo năm 2014 tổ chức Thomson Reuters, IS sở hữu khối tài sản khổng lồ lên tới hơn 2.000 tỉ USD cùng nguồn thu nhập hằng năm 2,9 tỉ USD.

Thực tế này có nguyên nhân từ tình trạng sụt giảm mạnh trong mọi nguồn thu chính của IS: khai thác và buôn lậu dầu mỏ, siết “thuế khóa” và trưng thu tài sản của người dân cùng nhiều hoạt động phi pháp khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia IHS Markit cũng cảnh báo hiện tại IS vẫn còn sức kháng cự không nhỏ.

Việc bị mất nhiều phần lãnh thổ từng chiếm được tại Syria và Iraq cũng có thể là nguyên nhân khiến chúng đẩy mạnh hơn các cuộc tấn công ra nước ngoài, như đã từng làm ở châu Âu.

Ông Firas Modad, một chuyên gia phân tích cấp cao về Trung Đông của IHS Markit, nhận định: “Các nguy cơ tấn công khủng bố của IS nhiều khả năng sẽ còn tăng thêm trước khi chúng thoái trào”.

Iran xác nhận thủ lĩnh IS đã chết

Trong một diễn biến khác liên quan, ngày 29/6, trợ lý của thủ lĩnh tối cao Iran Ali Khamenei, ông Ali Shirazi, xác nhận thông tin về “cái chết của tên khủng bố này (al-Baghdadi) là chắc chắn”.

Trang IFP News (Iran) dẫn lời ông Ali Shirazi với những thông tin tương tự bản thông báo của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra ngày 16-6 về cái chết của al-Baghdadi.

Theo đó, trợ lý của thủ lĩnh tối cao Iran cho biết Baghdadi là một trong số hơn 300 phiến quân IS, trong đó có cả nhiều chỉ huy cấp trung, đã bị tiêu diệt trong loạt không kích của Nga ở gần thành phố Raqqa, Syria.

Nếu quả thực thủ lĩnh IS đã chết, kẻ thay thế tên này sẽ là một trong hai thuộc hạ cấp cao nhất từng là sĩ quan quân đội Iraq dưới thời ông Saddam Hussein là Iyad al-Obaidi và Ayad al-Jumaili.

Obaidi, khoảng 50 tuổi, đã và đang đảm nhiệm cương vị như một “bộ trưởng chiến tranh”. Trong khi đó Jumaili trẻ hơn, khoảng 40 tuổi, là người đứng đầu lực lượng an ninh Amniya của IS.

Theo TTO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.