Ai dễ mắc ung thư tuyến giáp? Phòng bệnh cách nào?
Ung thư tuyến giáp là ung thư phổ biến nhất của hệ nội tiết, chiếm 90%. Nữ mắc nhiều hơn nam, độ tuổi 30 - 40 cũng là nhóm đối tượng hay mắc bệnh này.
Các loại ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình con bướm nằm ở trước và chính giữa cổ. Tuyến giáp sản xuất các hormone thyroxine (còn được gọi là T4) và triiodothyronine (còn được gọi là T3). Những hormone này đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và trao đổi chất của cơ thể, điều đó ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, tâm trạng và tính dễ bị kích thích, nhịp tim , tiêu hóa và những thứ khác.
Đôi khi mô tuyến giáp bắt đầu phát triển không kiểm soát được, có thể khiến một hoặc nhiều mô tăng trưởng hình thành trong tuyến giáp. Lý do tại sao điều này xảy ra là không rõ ràng. Các nốt ung thư có thể xâm lấn các mô của cổ, lan đến các hạch bạch huyết xung quanh hoặc đến máu, sau đó đến các bộ phận khác của cơ thể.
Có bốn loại ung thư tuyến giáp:
- Ung thư biểu mô dạng nhú: Đây là loại phổ biến nhất, chiếm hơn 70% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Loại ung thư này thường phát triển không quá nhanh và không lan nhanh vào các mô xung quanh.
- Nang: Loại này chiếm 10 đến 15% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Ung thư nang có thể đi qua dòng máu và vào các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi hoặc xương.
- Tủy: Loại này chiếm 4% các trường hợp ung thư tuyến giáp. Nó có nhiều khả năng phát triển nếu có tiền sử gia đình của loại ung thư này (những người khác trong gia đình mắc bệnh này).
- Ung thư biểu mô không biệt hóa: Loại này rất hiếm (khoảng 2% các trường hợp ung thư tuyến giáp). Đây là một loại ung thư phát triển nhanh, lan nhanh vào các mô xung quanh. Việc điều trị loại ung thư này ít có hiệu quả hơn so với ba loại trên.
Biểu hiện ung thư tuyến giáp
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, có chức năng sản xuất và giải phóng hormone giáp trạng vào máu. Vì các bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp thường không có triệu chứng rõ ràng nên thường được phát hiện vào giai đoạn khá muộn khiến quá trình điều trị gặp nhiều khăn.
Đa số các trường hợp ung thư tuyến giáp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng trong giai đoạn đầu. Một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây có thể xảy ra khi ung thư tuyến giáp phát triển: Các khối bất thường vùng cổ Đau ở phần dưới phía trước của cổ Khó thở Khó nuốt Khàn tiếng Hạch bạch huyết sưng, đặc biệt là ở cổ
Có một hoặc nhiều triệu chứng trên đây không thể khẳng định bạn bị ung thư tuyến giáp mà các điều kiện khác cũng có thể gây ra các triệu chứng này. Tuy nhiên, bạn cần đi khám để được chẩn đoán chính xác đó là triệu chứng do ung thư gây ra hay bệnh lý nào khác.
Người có nguy cơ cao ung thư tuyến giáp
Bất kỳ ai cũng có thể bị ung thư tuyến giáp, nhưng người ta nhận thấy ung thư tuyến giáp có nguy cơ cao hơn ở các đối tượng dưới đây:
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao gấp ba lần so với nam giới.
- Tuổi: Ở phụ nữ, ung thư tuyến giáp thường được chẩn đoán ở độ tuổi 40-50. Đàn ông thường được chẩn đoán ở độ tuổi 60-70.
- Tiền sử gia đình (di truyền): Ung thư tuyến giáp đôi khi có thể di truyền trong gia đình. Di truyền một gene bất thường có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp tủy.
- Tiếp xúc với bức xạ: Các phương pháp điều trị bức xạ ở đầu và cổ, đặc biệt là các phương pháp điều trị trong giai đoạn nhỏ tuổi, có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp. Tiếp xúc với phóng xạ từ vụ nổ nhà máy hạt nhân cũng làm tăng nguy cơ. Các xét nghiệm sử dụng phóng xạ để chẩn đoán y tế không gây ung thư tuyến giáp.
- Tiền sử bướu cổ: Tiền sử mắc bệnh bướu giáp điều trị đã lâu.
- Thiếu i-ốt: I-ốt cần thiết để sản xuất hormone tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp phổ biến hơn ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là những nơi thiếu i-ốt trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như Trung Á và Trung Phi.
Phòng ngừa ung thư tuyến giáp được không?
Không có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, những cách dưới đây có thể giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp:
- Bảo đảm hàm lượng i-ốt trong cơ thể vừa phải
Việc nạp quá nhiều i-ốt hoặc quá ít i-ốt sẽ dẫn đến bệnh tuyến giáp hình thành từ từ, Vì vậy cần ăn i-ốt đúng cách trong chế độ ăn hàng ngày, lượng ăn nên theo tiêu chuẩn quy định, không nên quá nhiều hoặc quá ít.
Nếu không biết hàm lượng i-ốt trong cơ thể nằm trong giới hạn bình thường hay không, có thể đến bệnh viện để kiểm tra, làm các xét nghiệm để biết chỉ số chuẩn. Nếu hàm lượng i-ốt trong cơ thể quá cao thì nên ăn ít thực phẩm có hàm lượng i-ốt và ngược lại, thiếu thì nên bổ sung thêm.
- Cần có lối sống, thói quen sinh hoạt khoa học
Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo xấu sẽ khiến gia tăng nguy cơ bị ung thư tuyến giáp, do đó mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, không nên sử dụng các loại thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và tăng cường bổ sung hoa quả, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin…
Nên tập thói quen đi ngủ sớm, thức dậy sớm, bổ sung nhiều nước có thể thải ra một số cặn bã và chất thải trong cơ thể, uống nhiều nước cũng có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
- Kiểm soát cân nặng hợp lý
Việc kiểm soát cân nặng không chỉ phòng ngừa được ung thư tuyến giáp mà còn cả nhiều bệnh lý khác do đó nên tập thể dục đảm bảo trọng lượng cơ thể hợp lý.
Ngoài ra, hãy cố gắng ăn ít những thực phẩm thiếu lành mạnh, vì hiện nay có rất nhiều thứ chứa hormone. Thay vào đó, hãy ăn nhiều thực phẩm lành mạnh và bổ dưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho cơ thể, giúp cơ thể vận hành trong điều kiện bình thường và ổn định nhất.
- Tránh xa tác hại của bức xạ
Một trong những tác nhân khiến con người dễ thắc mắc ung thư hơn đó chính là tia bức xạ. Không những thế, các xét nghiệm hình ảnh trong y khoa cũng gây hại cho sức khỏe con người vì điều đó không nên lạm dụng nhiều và cần tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.