Nghệ An: Các cơ sở kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ OCOP

Huyện Nam Đàn là một trong những địa phương có nhiều đặc sản, sản phẩm OCOP. Trong năm 2019, huyện đã có 7 sản phẩm đạt OCOP từ 3 đến 4 sao, trong năm 2020, huyện tiếp tục có thêm 16 sản phẩm được UBND tỉnh chứng nhận OCOP. Mặc dù vậy, đầu ra của sản phẩm OCOP vẫn còn là một bài toán nan giải.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua, huyện Nam Đàn đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cho các đặc sản trên địa bàn. Chúng tôi thường xuyên chỉ đạo, khuyến khích các HTX, hộ sản xuất trưng bày sản phẩm tại các điểm du lịch nổi tiếng trên địa bàn huyện như Khu Di tích Kim Liên, mộ Bà Hoàng Thị Loan, chùa Đại Tuệ… để du khách gần xa biết đến.
Song song với đó, tại những hội chợ cung - cầu trên khắp cả nước, chúng tôi đều hỗ trợ, tạo điều kiện để các hộ có thể đến và trưng bày sản phẩm OCOP, trung bình mỗi năm sẽ mang đi trưng bày trên 20 lần. Phương pháp này đã tạo được hiệu ứng tích cực khi những sản phẩm của huyện ngày càng được biết đến rộng rãi.

Bên cạnh vấn đề về nguồn nguyên liệu, nhà xưởng… sản xuất, thì chi phí để đăng ký, thiết kế nhãn hiệu cũng rất tốn kém công sức và tiền bạc.
Đơn cử như HTX Nông nghiệp Đại Huệ, xã Nam Anh (Nam Đàn), trung bình mỗi tháng chi ra khoảng 10 triệu đồng tiền bao bì, nhãn mác để bán ra thị trường, trong khi đó dịch Covid-19 tác động, hàng hóa bị đình trệ. Sau khi các sản phẩm của HTX đạt được chứng nhận OCOP, HTX được tiếp cận với những thị trường mới, đơn vị bao tiêu mới, đòi hỏi bao bì, nhãn hiệu cũng phải có sự thay đổi.
Đối với những đơn vị mới khởi nghiệp như HTX điều này rất khó. Do đó, chúng tôi mong muốn tỉnh hỗ trợ về chi phí đăng ký nhãn hiệu cũng như tư vấn, tham mưu, thiết kế cho chúng tôi những nhãn hiệu vừa đẹp mắt, vừa đầy đủ thông tin để quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương trên thị trường.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng tôi có một số kiến nghị lên cấp trên như sau: Về chính sách hỗ trợ, nên phân công một đơn vị chính để hỗ trợ và các tiêu chí rõ ràng và không qua nhiều bước, nếu không các doanh nghiệp, HTX sẽ không muốn nhận hỗ trợ vì thủ tục quá phức tạp, hiện nay đang có tình trạng đó.
Một số chính sách đã ban hành nhưng chưa được áp dụng, tỉnh đã ra quyết định nhưng không thực hiện được. Ví dụ như các doanh nghiệp mở cửa hàng nông sản sạch sẽ được hỗ trợ tiền thuê mặt bằng trong 2 năm với số tiền 2 triệu đồng/tháng, nhưng chưa được áp dụng, thủ tục rất khó khăn, hay như việc hỗ trợ tín dụng, rất nhiều chính sách ban hành nhưng không thể tiếp cận được.
Một kiến nghị nữa là hiện nay người tiêu dùng còn biết rất ít về OCOP. Vì vậy, việc truyền thông về OCOP rất quan trọng, việc này nên có chiến lược bài bản, lâu dài như vậy dần dần mới tác động vào tâm lý người tiêu dùng để họ ưu tiên mua sắm hàng Việt, hàng địa phương.

Từ khóa:
Tin liên quan

Nghệ An: Ứng dụng KHCN nâng tầm sản phẩm OCOP

Nghệ An: Sản phẩm OCOP - tiềm năng và thách thức

Thành phố Vinh cần ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP

Cam, trứng gà Tân Kỳ được công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP

Các đặc sản nức tiếng của Nam Đàn trở thành sản phẩm OCOP
Các tin khác
-
Cận cảnh chất lượng và tiến độ thi công thần tốc tại chợ Kim Sơn
-
Giá thép xây dựng tại Nghệ An tăng vọt
-
Điểm cho thuê bán cây cảnh Tết tại TP.Vinh tăng giá chóng mặt
-
Hiệu quả từ giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông ở Thanh Chương
-
Ký biên bản ghi nhớ Dự án đầu tư 200 triệu USD sản xuất linh kiện điện tử tại KCN Hoàng Mai 1
-
'Thủ phủ' cam Vinh hiếm cam ngon bán Tết
-
TP. Vinh sẽ bắn pháo hoa tại 2 điểm trong đêm giao thừa
-
Giá xăng tăng lần thứ năm liên tiếp
-
Câu chuyện thú vị từ dự án phim cộng đồng của Tập đoàn TH và BAC A BANK
-
Nông dân Nghệ An thu hơn 400 triệu từ 1 héc-ta cà rốt
-
Xây dựng kịch bản tạo nguồn thu ngân sách
-
Nghệ An hướng dẫn người dân thực hiện truy xuất, xác định nguồn gốc cây đào