Nghệ An chính thức hỗ trợ tiền nấu ăn cho học sinh mầm non các xã đặc biệt khó khăn

(Baonghean.vn) - Đây là lần đầu tiên việc chi trả được thực hiện theo Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh và Nghị định số 105/NĐ/CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ.

UBND tỉnh vừa  ban hành Quyết định số 4325/QĐ-UBND về việc trích ngân sách tỉnh, nguồn kinh phí phân bổ sau sự nghiệp giáo dục với số tiền 6.110.938.000 đồng cấp bổ sung cho các huyện và thị xã Hoàng Mai để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn, từ học kỳ 2, năm học 2019 – 2020 và tháng 9, tháng 10 năm 2020 theo Nghị quyết số 25/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh.

Theo đó, nguồn kinh phí này sẽ hỗ trợ cho 10 huyện miền núi là Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Thanh Chương và một số xã khó khăn thuộc các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai. Trong số này, Kỳ Sơn là huyện được hỗ trợ nhiều nhất với tổng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.

Do không có điều kiện tổ chức bán trú nên hàng ngày điểm trường Liên Hương (Trường mầm non Tam Quang - Tương Dương) sẽ nhận cơm cho trẻ từ một điểm trường khác. Ảnh: MH
Dù tổ chức bán trú nhưng điểm trường Liên Hương (Trường Mầm non Tam Quang - Tương Dương) chưa có bếp ăn tập thể. Vì vậy, hàng ngày các giáo viên phải vận chuyển cơm từ một điểm trường khác trong xã đến cho các cháu. Ảnh: Mỹ Hà

 Trước đó, ngày 12/12, tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVII đã thông qua Nghị quyết quy định mức hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú tại các trường mầm non công lập thuộc xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Cụ thể, hỗ trợ kinh phí để thuê khoán người nấu ăn phục vụ bán trú cho trẻ theo định mức bằng 135% mức lương cơ sở/1 tháng/35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo; số dư từ 20 trẻ trở lên được tính thêm môt lần định mức, nhưng mỗi trường chỉ được hỗ trợ tối đa 5 lần định mức/1 tháng; thời gian hỗ trợ không quá 9 tháng/1 năm.

Việc HĐND tỉnh thông qua phương án hỗ trợ đã góp phần quan trọng giúp các nhà trường và các phụ huynh đỡ một phần kinh phí để tổ chức bán trú cho trẻ.

Liên quan đến vấn đề này, Báo Nghệ An cũng đã có nhiều bài viết phản ánh về những khó khăn, vất vả khi tổ chức bán trú ở các trường mầm non vùng đặc biệt khó khăn, đặc biệt là tại các điểm trường lẻ. Nhiều trường học thay vì tổ chức bán trú tập trung đang phải thực hiện mô hình bán trú dân nuôi hoặc cô nuôi.

Hiện, qua khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo toàn tỉnh có 123 trường mầm non công lập thuộc vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, hiện 100% trường đã tổ chức bán trú cho trẻ, trong đó, có 320 điểm trường nấu ăn tại trường (chiếm tỷ lệ 65,9%). Số trẻ được tổ chức nấu ăn tại trường là 34.298/38.440 trẻ, chiếm tỷ lệ 89,2%.

Mặc dù vậy, việc triển khai công tác bán trú vẫn rất khó khăn, bởi cơ sở vật chất các điểm trường lẻ thuộc xã đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế như  phòng học tạm, chưa có nhà bếp đảm bảo an toàn để nấu ăn tại trường cho trẻ (hiện còn 181 điểm trường lẻ chưa có nhà bếp). Số còn lại đang phải áp dụng hình thức bán trú dân nuôi.

Với việc hỗ trợ thuê khoán nấu ăn, các cô giáo ở các huyện miền núi cao sẽ có nhiều thời gian để tập trung cho công tác dạy học thay vì phải vào bếp hỗ trợ nấu ăn cho trẻ. Ảnh: Đức Anh
Với việc hỗ trợ thuê khoán nấu ăn, các cô giáo ở các huyện miền núi cao sẽ có nhiều thời gian để tập trung cho công tác dạy học thay vì phải vào bếp hỗ trợ nấu ăn cho trẻ. Ảnh: Đức Anh

Trong khi đó, định mức hỗ trợ  tiền ăn cho trẻ theo Nghị định 06/2018 và Nghị định 105/2020 (160.000 đồng/trẻ/tháng) mới đáp ứng được 50% mức ăn trong ngày so với mức ăn tối thiểu bình quân để đảm bảo dinh dưỡng trong ngày cho trẻ. Do đó, chỉ mới có 60% số trường vận động cha mẹ đóng góp thêm đến 15.000 đồng/trẻ/ngày; số còn lại chỉ tổ chức ăn buổi trưa cho trẻ, các bữa phụ do cha mẹ tự đảm bảo.

Đặc biệt, trẻ trong độ tuổi nhà trẻ (dưới 36 tháng) không thuộc đối tượng được hỗ trợ tiền ăn trưa theo quy định của Chính phủ nên khó khăn cho cha mẹ trong tổ chức bán trú tại trường.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.