Những nghệ sỹ bản làng

(Baonghean) - Cuộc sống của họ gắn với suối đèo, nương rẫy, tâm hồn họ thuộc về làng bản, cộng đồng... Bởi, họ đang lưu giữ và trao truyền những giá trị bản sắc văn hóa qua những giai điệu âm nhạc truyền thống, để “tiếng lòng” của dân tộc mình mãi vang ngân. Chúng tôi gọi họ là những nghệ sỹ của bản làng.

KỂ CHUYỆN BẰNG ĐIỆU KHÈN MÔNG
Gặp Vừ Lầu Phổng (SN 1968), ai cũng nhận thấy người đàn ông dân tộc Mông ở bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) này tính tình rất vui vẻ, dễ hòa đồng. Và nếu gặp lúc anh mang theo chiếc khèn, thế nào cũng được thưởng thức những giai điệu vui tươi. Từ lâu, Phổng đã nổi tiếng bởi tài thổi và múa khèn Mông. Chiếc khèn gắn bó với anh từ thuở bước chân theo mẹ lên rẫy trỉa ngô, theo bố vào núi săn thú và như anh nói thì “sẽ gắn bó đến lúc nào cái miệng không đủ hơi để thổi nữa”.
Anh Vừ Lầu Phổng với vũ điệu khèn Mông.
Anh Vừ Lầu Phổng với vũ điệu khèn Mông.
Vừ Lầu Phổng kể rằng, mình biết thổi và múa khèn từ lúc chưa đầy 10 tuổi. Phổng học thổi khèn từ ông nội. Ông nội của Phổng trước đây là người thổi khèn hay, múa khèn đẹp nhất vùng. Ông nội mất, bố Phổng lại tiếp tục dạy Phổng múa và thổi khèn. Lúc vừa lớn lên, mỗi khi thấy hoa đào sau vườn hé nụ, khi sương lạnh bắt đầu tan, Phổng cùng đám bạn gần nhà mang khèn đi khắp các bản làng tham dự hội Xuân. Tiếng khèn của Vừ Lầu Phổng hòa cùng mây ngàn, gió núi và được nhiều cô gái để ý. Phổng chia sẻ: “Nhờ thổi khèn hay, múa khèn đẹp nên mình lấy được vợ đẹp, nhà vợ ở tận Nậm Cắn. Lấy vợ rồi, mình quanh năm bận rộn với nương rẫy nhưng không thể bỏ được cái khèn. Mỗi khi Xuân về, Tết đến hoặc có hội vui, khi đã chếnh choáng hơi men, mình lại nhớ và tìm đến cái khèn”... 
Theo Vừ Lầu Phổng, các động tác uyển chuyển trong vũ điệu khèn Mông thể hiện quá trình đấu tranh sinh tồn của một dân tộc cư trú trên đỉnh núi cao, nơi quanh năm mây vờn và gió lạnh; là động tác diễn tả quá trình gieo hạt, trỉa bắp, đánh đuổi thú rừng. Cùng với đó, vũ điệu khèn Mông còn thể hiện một cách tinh tế quá trình phát sinh tình yêu và hôn nhân của những chàng trai, cô gái trên những đỉnh núi mây mù... Nói cách khác, đằng sau mỗi vũ điệu khèn Mông là một câu chuyện về đời sống mưu sinh và thế giới tâm hồn của cộng đồng. 
Tại các kỳ hội diễn, giao lưu văn nghệ, khán giả thường được thưởng thức tiết mục múa khèn của Vừ Lầu Phổng, để rồi ai cũng tấm tắc ngợi khen. Bởi vũ điệu này không dễ thực hiện một cách thuần thục, đòi hỏi phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa đôi tay, đôi chân, miệng, hơi và có khi là toàn bộ cơ thể. Đôi tay giữ cho khèn đúng tư thế, đôi chân phải vận động nhịp nhàng, uyển chuyển. Rồi đến động tác vừa thổi khèn, vừa nhào lộn giữa nền đất, tiếng khèn vẫn phải đảm bảo ngân lên đúng giai điệu, tiết tấu. Vì thế, bên cạnh sự thuần thục, khéo léo cần phải có một sức khỏe dẻo dai, và trên hết là lòng kiên nhẫn, đam mê luyện tập.
Điều quan trọng hơn nữa là Phổng đã kịp truyền niềm đam mê cho cậu con trai 7 tuổi là Vừ Bá Tám. Ở tuổi ấy, Tám đã thổi và múa khèn một cách điêu luyện khiến người bố luôn lấy làm tự hào. 
Mùa Xuân này, gia đình Vừ Lầu Phổng đón nhận thêm tin vui, anh vừa được đề nghị Hội đồng cấp Bộ xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Niềm vui này không chỉ riêng của anh và gia đình, mà còn của đồng bào Mông đang cư trú trên dải đất miền Tây Nghệ An.
HẬU DUỆ CỦA NGHỆ NHÂN BẢN CHẮN
Từ khi lão nghệ nhân dân gian Vi Đình Công qua đời (đầu năm 2012), nhiều người lo lắng, tiếng khèn bè ở bản Chắn, xã Thạch Giám (Tương Dương) sẽ dứt vì không có người đam mê chế tác những chiếc khèn “chở đầy âm thanh”, vang ngân “tiếng lòng” của đồng bào Thái. Nhưng thật may, trước lúc về với Mường Trời, ông đã kịp truyền dạy cách thổi khèn cho mấy người con trai, đặc biệt là trao truyền cách chế tác nhạc cụ cho người con trai đầu Vi Thanh Hải.
Anh Vi Thanh Hải và những chiếc khèn bè do mình chế tác.
Anh Vi Thanh Hải và những chiếc khèn bè do mình chế tác.
Trong ngôi nhà sàn ấm cúng nằm giữa bản Chắn, anh Vi Thanh Hải kể rất nhiều về người bố của mình. Rằng, khi bệnh tình ngày một nặng, nghệ nhân Vi Đình Công gọi các con đến cạnh dặn dò: “Bằng mọi cách, các con phải giữ cho được tiếng khèn!”. Trước đó, dù đã được truyền dạy cách sử dụng và chế tác khèn bè, nhưng anh nghĩ bố còn sống lâu nên chưa cần chuyên tâm, cứ để thời gian lo việc khác. Thế nên khi người bố kính yêu ra đi mãi mãi, đã để lại trong anh một khoảng trống. Thương nhớ bố, anh quyết tâm ghi nhớ và thực hiện những điều bố đau đáu dặn dò. Một ngày, anh lấy chiếc khèn của bố ra thổi, tiếng khèn như lời thì thầm từ cõi xa vọng về, thôi thúc và động viên. Từ đó, người dân bản Chắn lại được nghe âm thanh và giai điệu khèn bè vang vọng... 
Khi tiếng khèn đã nhuyễn, Vi Thanh Hải lần giở cuốn sổ tay ghi chép năm xưa và bắt đầu công việc chế tác khèn. Lúc đầu rất khó, có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc, vì âm thanh phát ra không được như ý. Anh hình dung đến dáng vẻ tỉ mẩn và cặm cụi năm xưa của bố nên quyết tâm phải kiên trì. Bố anh từng dặn: “Làm khèn, phải chọn thời điểm trong lòng tĩnh lặng, không có sự phân tâm, xao động thì âm mới chuẩn”. Vậy là hằng đêm, khoảng 2-3 giờ sáng, Vi Thanh Hải lại thức dậy say sưa với nứa rừng và lam đồng. 
Theo anh Hải, nguyên liệu chế tác khèn bè là 14 dóng nứa loại nhỏ kích thước dài, ngắn khác nhau, ghép thành 7 đôi nằm song song để tạo thành một khối liên kết bằng một chiếc bầu bằng gỗ. Trên các dóng nứa được tạo các lỗ thoát hơi và gắn các lam đồng. Khèn bè là loại nhạc cụ khá đa năng, khi cất lên những giai điệu thiết tha, sâu lắng như tiếng suối hiền hòa; có khi lại là dòng âm thanh rộn ràng, náo nức giục giã như vào hội; có khi rạo rực, thổn thức như trái tim những chàng trai, cô gái lần đầu hò hẹn... Thế nên, đòi hỏi người chế tác và sử dụng khèn bè phải thật sự khéo léo, tinh tế và giàu cảm xúc, nói cách khác là phải có một tâm hồn nghệ sỹ. 
Bây giờ, Vi Thanh Hải đã chế tác thành công thứ nhạc cụ đặc trưng ấy của dân tộc mình. Thời gian rảnh, anh ghi chép quy trình chế tác thành giáo án và mở lớp truyền dạy. Hiện tại, anh đã mở được 3 lớp truyền dạy cách chế tác khèn bè cho thanh niên trong vùng. Anh cho chúng tôi xem tập giáo án hướng dẫn chế tác và sử dụng khèn bè, rất chi tiết từ cách chuẩn bị các loại dụng cụ, cách lựa chọn vật liệu, cách phơi ống nứa và giữ màu, cách uốn thẳng và thông ống, cách làm lưỡi khèn, lắp ráp và chỉnh âm... Trong đó, công đoạn làm lưỡi khèn (lam đồng) giữ vai trò rất quan trọng, gần như quyết định việc chỉnh âm cũng như âm sắc của khèn. Biết tiếng anh, người Thái ở khắp bản làng Tương Dương và các huyện bạn (Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu) tìm đến đặt khèn để lưu giữ “tiếng lòng” của cộng đồng dân tộc.
TIẾNG PÍ TƠM Ở NA BÈ
Ngôi nhà của ông Moong Văn Dũng (SN 1956), bản Na Bè (xã Xá Lượng- Tương Dương) nằm đầu nguồn con khe Ang hiền hòa, quanh năm rì rào tuôn chảy. Người đàn ông gần 60 tuổi này nổi tiếng cả bản cũng như cộng đồng người Khơ mú ở Tương Dương về năng khiếu chế tác và sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Cuộc đời ông trải qua không ít những thăng trầm, nhưng chưa bao giờ ông rời bỏ cây khèn, cây pí.
Ông Moong Văn Dũng thổi pí tơm.
Ông Moong Văn Dũng thổi pí tơm.
Moong Văn Dũng sinh ra và lớn lên ở bản Cha Ca, xã Bảo Thắng (Kỳ Sơn) - một vùng quê núi đèo heo hút, cuộc sống dẫu nhiều vất vả mà ai cũng lạc quan, tiếng nhạc và làn điệu tơm thường ngân vang khắp bản làng, theo ngọn gió đến những cánh rừng và con suối. Từ khi còn rất nhỏ, cậu bé Dũng đã học cách sử dụng pí tơm, tót tông, khèn bè, đao đao, khèn lá, khèn môi. Vào ngày Tết, ngày hội, mừng nhà mới hay mừng cơm mới, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn pí ngân vang khắp cả không gian bản làng. Vào cuộc vui, đàn ông pí tơm, tót tông hay gõ đao đao; phụ nữ đánh cồng chiêng hoặc cất lên làn điệu tơm nghe rộn ràng, tha thiết. Trong bản có cuộc vui, Moong Văn Dũng cùng em trai là Moong Văn Quang đều tìm đến để lân la học cách đệm pí, hát tơm. Nhờ thế, hai anh em sớm biết chỉnh âm, đưa nhịp của từng loại nhạc cụ. 
Đã mấy chục năm trôi qua, ông Dũng vẫn nhớ như in kỷ niệm năm xưa, ông cùng người em trai thi thổi pí tơm. Theo quy ước, khi hông xôi được bắc lên bếp, hai anh em bắt đầu thổi. Đến lúc mùi xôi tỏa ra thơm nức, xôi được rải ra và quạt nguội, đưa vào ép thì cuộc thi sẽ kết thúc. Lần ấy, Moong Văn Dũng thổi được đến lúc đưa hông xôi ra khỏi bếp, còn người em trai đến lúc xôi được đưa vào ép vẫn còn đủ sức để thổi. Về sau, cuộc đời hai người đi theo hai ngã rẽ khác nhau.
Người em trai theo đuổi học hành, trở về làm cán bộ Huyện ủy và bây giờ là cán bộ Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện Kỳ Sơn. Còn Moong Văn Dũng vẫn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, gắn bó với con đường mòn và bản làng thân thương. Các loại khèn, pí vẫn theo bước chân Moong Văn Dũng lúc xuống suối đánh cá hay mang gùi lên rẫy. Những đêm trăng thanh gió mát, bà con khắp bản lại được nghe những giai điệu rộn ràng, tha thiết từ mái nhà sàn phía cuối bản, nơi có một “nghệ sỹ” đang gửi những cung bậc cảm xúc của mình qua tiếng pí. Trong các đám cưới và các ngày lễ, con gái Cha Ca và các bản khác thường vây quanh Moong Văn Dũng mong được chàng trai này đệm pí hát tơm. Ai cũng cố gắng tơm thật hay để không bị chê, để xứng đáng với tài của người đang đệm pí. 
Cơ duyên cuộc đời đưa Moong Văn Dũng men theo dòng khe Ang vào cư trú ở Na Bè. Ngôi nhà của ông nay còn rất đỗi đơn sơ, nhưng quanh vách gắn đầy các loại sáo, pí. Mỗi khi rảnh rỗi hay muốn gửi gắm những rung cảm tâm hồn, người đàn ông Khơ mú ấy lại cầm pí ra ngồi trước mái hiên và thả những âm thanh du dương, trầm bổng hòa cùng tiếng gió ngàn, tiếng suối chảy thành bản hòa tấu đầy quyến rũ và say mê. Người Khơ mú ở Na Bè thường lắng nghe tiếng pí tơm ấy như để tìm đến với điệu hồn của chính mình...
Bài, ảnh: CÔNG KIÊN

tin mới

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

(Baonghean.vn) - Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Lưu giữ điệu ru của người Thái cổ

Lưu giữ điệu ru của người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Để lưu giữ những làn điệu ru con của dân tộc Thái, các thành viên CLB Bảo tồn bản sắc văn hóa Thái tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu) đã thay nhau tìm hiểu, ghi chép lại các điệu hát ru, đồng thời tổ chức các lớp học để truyền dạy cho con cháu.

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

Điểm tựa của những người phụ nữ vùng biển

(Baonghean.vn) - Thấu hiểu nỗi đau của những người vợ mất chồng, của con mất cha nơi biển lớn, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại vùng biển Quỳnh Lưu đã tích cực đồng hành với những người phụ nữ yếu thế, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn.

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

Làng khoa bảng ở Nghệ An làm du lịch

(Baonghean.vn) - Hiếm có một vùng quê nào lại có nhiều người đỗ đạt thành danh và có nhiều di tích được xếp hạng như xã Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Nắm bắt lợi thế đó, gần đây địa phương này đã tiên phong phát triển du lịch, với những tour du lịch mang nhiều ý nghĩa.

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

Cùng Mường Chiêng Ngam vui hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Lễ hội Hang Bua ở huyện Quỳ Châu là một sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng người Thái phía Tây Bắc Nghệ An. Sinh hoạt văn hóa này cũng là không gian lưu giữ những nét truyền thống của cư dân bản địa vừa góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…