Nghệ sỹ trẻ Hoàng Sơn: Khi tâm hồn ngân lên giai điệu

(Baonghean) - "Sức mạnh của âm nhạc là vô song. Nó đem con người đến thật gần nhau. Nó xòa mờ những khoảng cách, ranh giới mà cuộc sống đời thường đã vô tình dựng lên". 

Ấn tượng của tôi về Hoàng Sơn bắt đầu từ một bài hát. Trong một chương trình âm nhạc tại thành phố Vinh, cái anh chàng “mặt khó đăm đăm” đang ngồi ở vị trí ban nhạc (chơi ghi ta) được mời lên hát. Và khi Sơn cất tiếng, tôi đã rất ngạc nhiên: “Tiến thoái lưỡng nan đi về lận đận/ Tình tôi lận đận tiến thoái lưỡng nan”… (Tiến thoái lưỡng nan – Trịnh Công Sơn)

Hoàng Sơn hát trong một đêm nhạc Trịnh được tổ chức tại thành phố Vinh. Ảnh: Cao Đông
Hoàng Sơn hát trong một đêm nhạc Trịnh được tổ chức tại thành phố Vinh. Ảnh: Cao Đông

Ngạc nhiên, không phải chỉ vì bài hát ấy dường như lớp người trẻ như Sơn (Sơn sinh năm 1989, ở thành phố Vinh) ít quen, ít chọn. Ngạc nhiên, không phải chỉ giọng hát của Sơn đầy cảm xúc. Mà còn bởi, Sơn đã hát như một người từng trải, qua bao nhiêu thăng trầm cuộc đời. Mà bởi, Sơn đã làm chủ bài hát của mình, với tất cả những thăng hoa và tự do…

Và tôi, khi ấy, đã cảm thấy rất gần cái buồn của nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn. Như cái “vàng phai” đang chớm đậu xuống tay mình. Như sự mênh mông, vô định ấy đang giăng giăng trước mắt. Đâu là bến bờ, đâu chốn an yên? Lời ca, tưởng như nhẹ bẫng, lại như chớp sáng, lóe lên những linh cảm phận người, như trùng trùng sóng vỗ những ào ạt nổi nênh.

Tôi không biết có ai đã cảm giọng hát ấy như tôi cảm không. Nhưng, dù sao, đối với một khán giả (thính giả), thì việc làm cho họ rung động như thế cũng không phải giọng ca nào cũng làm được. Sơn, có phải là quá trẻ để có thể hiểu được những sâu thẳm nỗi niềm ấy, nhưng sao lại có thể hát chạm đến nó?

Và, từ đó, tôi đã chú ý hơn tới cái anh chàng thường xuất hiện với túi đàn sau lưng trên nhiều nẻo đường thành phố Vinh. Lúc nào cũng ra chiều tất bật, mải miết. Lúc nào gương mặt nhìn vào cũng thấy “khó đăm đăm”.

Khi đã quen rồi, hóa ra Sơn không “khó” như người ta tưởng. Sơn chỉ “già” khi hát, còn trong cuộc sống thì Sơn vẫn là “đứa trẻ thơ” như Phương Linh, cô vợ trẻ của Sơn (cũng là một giọng ca trẻ khá nổi bật trên sân khấu âm nhạc xứ Nghệ với giải Nhì dòng nhạc nhẹ cuộc thi “Giọng ca xứ Nghệ 2017”) nhận xét.

Hoàng Sơn thường xuất hiện cùng với cây ghi ta. Ảnh: NVCC
Hoàng Sơn thường xuất hiện cùng với cây ghi ta. Ảnh: NVCC

Sơn hồ hởi kể với tôi về “cách” mà Sơn đến với âm nhạc rất độc đáo của mình. Ngày nhỏ, Sơn không hề thích ca nhạc,thậm chí còn…ghét nữa. “Em cứ thấy múa với hát nó ẻo lả thế nào ấy, nó chả nam tính tý nào”. Sơn khi ấy chỉ mê võ, cậu kiên trì theo học tới 10 năm Taekwondo. Một sự run rủi tình cờ khiến Sơn có cái nhìn khác về âm nhạc là bắt nguồn từ ông cậu Trần Khánh của mình. 

Là cậu, nhưng Trần Khánh chỉ hơn Sơn chừng vài tuổi. Khánh mê hát, tham gia thành lập nhóm nhạc mang tên “Mùa thu vàng” của thành phố Vinh quãng đầu những năm 2000 khi đang theo học cấp 3. Bà ngoại của Sơn, lo con trai mình mải mê với hát hò hoặc sa đà vào những trò vô bổ nên cử Sơn đi theo để “săn sóc” cậu, báo cáo lại lịch trình với bà.

Ban đầu đi theo là bởi “trách nhiệm nặng nề” bà ngoại giao. Thế rồi, đi với nhóm nhạc, xem cậu tập đàn, tập hát, Sơn mê lúc nào không hay. Hóa ra âm nhạc nó không như mình từng nghĩ – Sơn tự thấy như vậy. Không phải chỉ quanh quẩn như mấy bài hát mình từng biết, từng nghe. Nó còn rất nhiều thể loại khác nhau. Nó là cả một thế giới tràn ngập ánh sáng và niềm vui mà ai cũng có thể tìm cho mình một chỗ dựa tinh thần và để hòa mình vào đó.

Và, kể từ khi ấy, cậu bé 14 tuổi có cảm giác như mình đã được “khai phá”. Tận thẳm sâu tâm hồn, Sơn luôn cảm thấy mình đang ngân lên một giai điệu nào đó đầy hân hoan. Ngay cả nỗi buồn, Sơn cũng cảm thấy nó “đẹp” hơn khi được chìm trong âm nhạc. Sơn theo cậu để học những nốt nhạc đầu tiên. “Cậu Khánh chính là người thầy đầu tiên, cũng là người truyền cảm hứng cho em nhiều nhất” -  Sơn tâm sự.

Thế nhưng, biết và yêu thôi, chứ Sơn chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi vào con đường đầy “mơ hồ” ấy. Tốt nghiệp cấp 3, Sơn có 2 năm thi không đậu Đại học Luật, vốn là ngôi trường mà Sơn mơ ước, nhưng những tháng năm tưởng chừng “thừa thãi” ấy, Sơn đã tìm đến âm nhạc để được “đứng dậy” và bước tiếp. Sơn tham gia câu lạc bộ ghi ta, chơi nhạc cho những tổ chức, cá nhân có nhu cầu và những quán cà phê ở Vinh.

Năm 2009, Sơn theo học Khoa Điện tử viễn thông của Trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình (Hà Nam). Những năm học tập tại đây, Sơn tham gia khá nhiều các cuộc thi ca nhạc, đã từng đoạt Huy chương Bạc tại một cuộc thi âm nhạc của tỉnh Hà Nam. Tốt nghiệp cao đẳng năm 2012, cuối năm đó Sơn tham gia Giọng hát hay thành phố Vinh và đoạt giải Ba. Cảm giác như con mình đã “lấn” sang nghệ thuật hơi sâu, cha mẹ Sơn (dù là những người rất yêu thích cá hát) đã khuyên con nên “dừng lại”.

Sơn tạm dừng con đường ca hát mà đã có lúc Sơn nghĩ hay mình bỏ tất cả để “theo đuổi” nó đến cùng, ra Hà Nội để tìm kiếm công việc phù hợp với ngành mình học. Vừa tròn 1 năm, nỗi nhớ sân khấu lại giục Sơn quay về. Lần trở về này, Sơn vừa tham gia những sô diễn lại vừa học hỏi thêm để nâng cao trình độ về âm nhạc.

1 năm ở quê là 1 năm Sơn miệt mài với âm nhạc. Sơn cùng bè bạn thành lập và phát triển ban nhạc Army, một ban nhạc đầy ấn tượng với giới trẻ phố Vinh. Ban nhạc gồm toàn những “nhạc công”, “ca sỹ” tay trái nhưng khát khao được đứng trên sân khấu, khát khao được truyền đi tình yêu cháy bỏng với âm nhạc chính là những điều ban nhạc này đã làm và rất thành công, mà vai trò của trưởng ban Hoàng Sơn là khá nổi bật. 

Hoàng Sơn và các thành viên ban nhạc Army Band. Ảnh: NVCC
Hoàng Sơn và các thành viên ban nhạc Army Band. Ảnh: NVCC

Nhưng rồi, lại một lần nữa, Sơn lại quyết định rẽ sang một lối đi khác, không “dính líu” gì với âm nhạc nữa. Cùng với người yêu (là vợ Sơn bây giờ), 2 người quyết ra Hà Nội để lập nghiệp. Sơn xin vào một công ty kinh doanh vàng bạc làm truyền thông, để rồi, cũng chỉ chừng vài tháng thôi, Sơn lại quay về. Có thể là số phận, nhưng hẳn rằng, trái tim của Sơn mách bảo, Sơn phải sống là chính mình, chọn một lối đi mà Sơn thấy hạnh phúc.

Lần trở về này, có thể xem là một lần quyết định dứt khoát của cả Sơn và Phương Linh. Trở về tiếp tục cùng ban nhạc, và xây dựng riêng cho mình những kế hoạch phát triển âm nhạc mới. Mạo hiểm đó, nhưng tại sao không, khi mình còn có cả tuổi trẻ, có cả đam mê? Sơn đã nghĩ vậy.

Mở một trung tâm dạy đàn, cả Sơn và Phương Linh đã bắt đầu giấc mơ của mình như vậy để tiếp tục được bên nhau cùng với đam mê. Nhưng, không dừng lại đó, Sơn có giấc mơ về những đêm nhạc của riêng mình tại Vinh, những đêm nhạc dành tặng bạn bè, những khán giả cô đọng, không phải hướng đến kinh doanh mà “để chơi”, để “cảm ơn cuộc đời”.

Lần lượt những đêm nhạc như vậy đã được tổ chức tại Vinh và nhận được sự yêu mến của đông đảo người yêu nhạc, như: “Lời thiên thu gọi”, “Chỉ còn tiếc nuối khôn nguôi” tưởng nhớ nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9, đêm nhạc hát về biển rồi đêm nhạc “16 năm nhớ Trịnh Công Sơn”…

Trở về và tổ chức được những đêm nhạc
Trở về và tổ chức được những đêm nhạc "của riêng mình" là mong ước của Hoàng Sơn. Ảnh: NVCC

“Và chị thấy không, sức mạnh của âm nhạc là vô song. Nó đem con người đến thật gần nhau. Nó xòa mờ những khoảng cách, ranh giới mà cuộc sống đời thường đã vô tình dựng lên. Nói như Trịnh, ấy là gươm đao đã dựng giữa lòng người.

Tại sao chúng ta không ngồi lại với nhau, trong những đêm nhạc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể là ca sỹ, khi tâm hồn ta đang ngân lên những giai điệu và để sau đó, chúng ta nhìn nhau, đằm thắm, yêu thương hơn?” – Sơn nói với tôi như thế, với tất cả thành thực và trình bày những “dự án” âm nhạc sắp tới của mình, trong khi cô vợ Phương Linh nhìn chồng mỉm cười đầy âu yếm, tin cậy!

Tôi muốn nói với Sơn lời cảm ơn của một người “đã già” với những nhiệt huyết của người trẻ, của một khán giả với một nghệ sỹ, của một người những muốn dừng chân nghỉ ngơi đã lại được động viên, hãy cứ bước đi và mơ ước!

Tôi tin rằng Sơn đã thực sự trở về và đi đúng con đường mà Sơn muốn được đi đến cùng. Tôi tin vào những sáng tác mà Sơn đang viết, tin rằng Sơn sẽ có thành công khi sáng tác và hát những ca khúc của riêng mình. Tin rằng những học trò học đàn “thầy Sơn” đều sẽ có một bài học về niềm đam mê, về dám dấn thân và không hối tiếc.

Thùy Vinh

tin mới

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

Trai làng biển vác 'kiệu bay' trong màn chạy ói, chen nhau 'cướp' lộc tại Lễ hội Đền Cờn

(Baonghean.vn) - Lễ hội Đền Cờn năm 2024 có nhiều hoạt động, trò chơi dân gian, nhưng đặc sắc nhất là tục chạy ói với màn rước kiệu, tung kiệu bay trên biển. Tục chạy ói thường được tổ chức vào sáng ngày 21 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, là nghi lễ quan trọng với ngư dân vùng biển.

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

(Baonghean.vn) - Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

Sẵn sàng cho Lễ hội Hang Bua

(Baonghean.vn) - Hang Bua là thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, cách thành phố Vinh 170km về phía Tây Bắc. Lễ hội Hang Bua là một trong những lễ hội lớn nhất của đồng bào các dân tộc của huyện nói riêng và vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung.

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

Lưu mãi nét đẹp văn hoá Thổ ở làng Mo Mới

(Baonghean.vn) - Gìn giữ và nuôi dưỡng tình yêu văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ là việc được các cấp ngành cùng đồng bào vùng Tây Bắc Nghệ An chú trọng. Ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp), bà con dân tộc Thổ tích cực sưu tầm, trao truyền những làn điệu dân ca, dân vũ cho thế hệ trẻ.

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

Người 'giữ lửa' nghề rèn truyền thống của người Mông

(Baonghean.vn) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình người Mông gắn bó với nghề rèn truyền thống, ông Và Tông Dê (Tương Dương) ngày ngày thổi lửa làm ra không biết bao nhiêu dụng cụ lao động cho bà con. Lò rèn không chỉ nuôi sống gia đình ông mà còn là nơi lưu giữ nghề truyền thống của đồng bào Mông.

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

Sắc Xuân trên trang phục phụ nữ dân tộc Mông

(Baonghean.vn) - Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, lên các bản làng vùng cao, đặc biệt là đến các bản có đồng bào Mông sinh sống, nhiều khách du lịch rất ấn tượng bởi sắc màu trên những bộ trang phục của người phụ nữ, dường như thấy được sắc Xuân trong đó...

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

Về miền Tây xứ Nghệ khám phá trang phục người Thái cổ

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu), người dân nơi đây vẫn lưu giữ một bộ trang phục của người Thái cổ. Với những họa tiết, hoa văn được thêu một cách tỉ mỉ, kỳ công, bộ trang phục sau hơn 100 năm vẫn giữ được vẹn nguyên giá trị vốn có.

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

Chuyện 'giữ' cá mát ở Nặm Cướm

(Baonghean.vn) - Qua một thời gian dài khai thác tận diệt, nguồn cá mát dần cạn kiệt. Trước thực trạng đó, năm 2023, chính quyền xã Diên Lãm (Quỳ Châu) đã ban hành đề án “Bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá mát Nặm Cướm”…

Ngõ phố thắm tình dân

Ngõ phố thắm tình dân

(Baonghean.vn) - Các ngõ phố được trang hoàng sạch, đẹp để đón Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024. Rất nhiều công trình, phần việc in dấu tình đoàn kết của các hộ dân. Điều đó càng tô thắm thêm tình dân trên mỗi ngõ phố ở thành Vinh. 

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

'Tôi tự hào là một người Nghệ'

(Baonghean.vn) - Mắc chứng teo cơ tủy sống từ nhỏ, chị Nguyễn Thị Vân (SN 1986), quê Nghi Lộc, được biết đến là một nhân vật có tầm ảnh hưởng tới xã hội, nhất là trong cộng đồng người khuyết tật. Trò chuyện với phóng viên Báo Nghệ An, chị tự hào nhận mình có những “cá tính” đặc trưng rất Nghệ.

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

Hoa 'tớ dày' xao xuyến miền rẻo cao Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - "Tớ dày" là cách gọi của đồng bào Mông về loài hoa anh đào. Những ngày này các bản làng ở xã Mường Típ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn rực sắc "tớ dày". Bất cứ ai cũng trở nên bồi hồi xao xuyến trước loài hoa tuyệt đẹp này.

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

(Baonghean.vn) - Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

Thăm phòng trưng bày 'Pỉ Noọng' của bà mế người Thái

(Baonghean.vn) - Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu có một phòng trưng bày rất đặc biệt mang tên Pỉ Noọng. Đây là không gian trưng bày vật dụng truyền thống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Dao, Tày… do bà Sầm Thị Bích dày công sưu tầm từ những năm 1990 cho đến nay.

Du lịch

Khát vọng phát triển du lịch miền Tây

(Baonghean.vn) - Miền Tây Nghệ An tiếp tục được quan tâm định hướng phát triển du lịch với các chương trình, dự án nhằm mang lại thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân theo tinh thần Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

(Baonghean.vn) - Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.