Nghệ An: Đồ cổ đào lên từ huyệt đã từng được phát hiện và chôn lại
(Baonghean.vn) - 5 món đồ cổ gồm 3 chiếc nồi đồng thời nhà Nguyễn và 2 chiếc bát cổ thời nhà Minh - Trung Quốc được đào thấy tại Đô Lương đã từng được phát hiện ở một nơi khác và chôn lại tại vị trí vừa đào lên cách đây 25 năm.
(Baonghean.vn) - Trong số cổ vật đào được có một chiếc bát đường kính 22 cm, niên đại Thành Hóa Niên Chế thuộc triều Minh - Trung Quốc, vẽ Tùng - Trúc - Mai. Nghệ An: Đào huyệt, phát hiện cổ vật
Đó là thông tin được chị Nguyễn Thị Liên - cán bộ văn hóa xã Tân Sơn, huyện Đô Lương - nơi vừa phát hiện đồ cổ - cho biết trưa 5/6.
Năm 1994, khi đang cày đất chuẩn bị trồng khoai vụ đông, ông Nguyễn Bá Khoa - xóm trưởng xóm 6, xã Tân Sơn (Đô Lương) bỗng gặp phải vật cứng. Sau khi bới lớp đất lên thì phát hiện ra bộ nồi đồng và 2 chiếc bát cổ.
Ông Nguyễn Bá Khoa cho biết, lúc tôi phát hiện thì chiếc nồi đồng lớn đã bị thủng đáy, 2 chiếc bát có 1 chiếc còn lành. Do thửa ruộng ông Khoa nằm phía sau nền đất đền Khai Long - là ngôi đền linh thiêng (khởi dựng thời Lê Trung Hưng 1533 - 1788, thờ sứ quân Ngô Xương Xí - cháu nội của Ngô Quyền), nên ông Khoa sợ không dám lấy.
Chiếc bát Bạch Định (men trắng) thời Minh, đường kính 28 cm thuộc kích cỡ hiếm trong dòng bát cổ. |
Ngay sau đó, ông Khoa báo cáo lên lãnh đạo UBND xã. Xét nghĩ đến yếu tố tâm linh, xã đã cử ông Nguyễn Kim Thân - một người dân trong xóm 6 đem số đồ cổ này chôn tại Nghĩa trang Cồn Đùng.
Sự việc bẵng suốt 25 năm, tưởng như đi vào quên lãng, thì số đồ cổ này đã được phát hiện trở lại.
Trước đó, như tin đã đưa, sáng 2/6, nhân dân xóm 4, xã Tân Sơn đi đào huyệt cho bà Nguyễn Thị Nợi tại Nghĩa trang Cồn Đùng thuộc xóm 2, xã Tân Sơn, trong quá trình đào huyệt từ mặt đất xuống khoảng 25cm thì phát hiện một góc nồi đồng được chôn giấu từ lâu đời nay (nghi là nồi đồng 5 hoặc nồi đồng 7), bên trong nồi đồng đựng gì không ai rõ.
Cổ vật sau khi được rửa sạch đất bám xung quanh. Ảnh: Ngọc Phương |
Hiện vật đào lên gồm 3 nồi đồng cổ và 2 chiếc bát cổ. Chiếc nồi đồng lớn nhất thời nhà Nguyễn có đường kính rộng 40 cm, cao 20 cm; chiếc thứ 2 rộng 29, cao 15 cm; chiếc thứ 3 rộng 19 cm, cao 7 cm (chiếc này còn nguyên vẹn).
Lòng chiếc bát thời Minh vẽ hình tam hữu tùng - trúc - mai, được sản xuất cách đây trên 500 năm. |
Riêng 2 chiếc bát cổ, 1 chiếc rộng 22 cm, cao 9,5 cm, chiếc bát này có vẽ hình tùng, trúc, mai. Vành miệng vẽ riềm chi tiết đẹp. Trôn bát hiệu đề: Đại Minh Thành Hóa, nghĩa là bát được sản xuất thời Vua Minh Hiến Tông - Trung Quốc, cai trị 23 năm, từ năm 1464 - 1487.
Chiếc bát thứ 2 rộng 28cm, chiều cao 9cm. Đây là chiếc bát bạch định (màu men trắng không vẽ hoa văn) cũng thuộc niên đại nhà Minh - Trung Quốc.
(Baonghean.vn) - Trong số cổ vật đào được có một chiếc bát đường kính 22 cm, niên đại Thành Hóa Niên Chế thuộc triều Minh - Trung Quốc, vẽ Tùng - Trúc - Mai. Nghệ An: Đào huyệt, phát hiện cổ vật