Nghệ An: Doanh nghiệp vận tải lao đao vì giá nhiên liệu tăng kỷ lục

Thu Huyền - Quang An

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Giá xăng dầu liên tục tăng từ đầu năm 2022 đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là doanh nghiệp vận tải. Hiện các đơn vị đang gồng mình để tính toán, cắt giảm các chi phí để duy trì hoạt động.

Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Theo đó, mỗi lít xăng E5 RON 92 từ 15h ngày 1/3 giá 26.070 đồng (tăng 540 đồng); RON 95 là 26.830 đồng (tăng 550 đồng). Đây là lần tăng thứ 6 liên tiếp của giá xăng trong nước từ giữa tháng 12/2021 đến nay. Như vậy, giá xăng đã tiến sát ngưỡng 27.000 đồng 1 lít. Đợt tăng lần này đẩy mức giá xăng dầu cao kỷ lục, tạo sức ép lên doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực vận tải.

Chi phí vận hành tăng cao

Giá xăng dầu tăng đột biến ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nói chung và hệ thống vận tải hoạt động logistics. Tại Nghệ An, hàng loạt doanh nghiệp “than trời” vì đối mặt với khó khăn ngay từ đầu năm.

Giá xăng dầu liên tục tăng trong đầu năm 2022, cán mốc gần 27.000 đồng/lít. Ảnh: Quang An
Giá xăng dầu liên tục tăng trong đầu năm 2022, cán mốc gần 27.000 đồng/lít trong đầu tháng 3. Ảnh: Quang An

Ông Hoàng Khắc Trường – Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH dịch vụ tiếp vận toàn cầu tại Nghệ An, doanh nghiệp đang cung cấp các dịch vụ vận chuyển đường biển cho biết, giá xăng dầu tăng gây áp lực rất lớn đến chi phí vận hành của doanh nghiệp; giá xăng dầu liên tục tăng buộc đơn vị phải có phương án điều chỉnh giá. “Trong hoạt động của doanh nghiệp logistics, xăng dầu chiếm khoảng 30-40% giá cước (tùy phương tiện). Tàu trọng tải 1 vạn tấn chạy 1 tuyến Nghệ An – TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng – Nghệ An hết tầm 1,4 tỷ tiền nhiên liệu. Nếu như chạy 2 chiều full hàng thì đỡ, còn nếu 1 chiều đầy hàng, chiều còn lại dưới 80% hàng thì cầm chắc lỗ. Chẳng hạn tuyến Nghệ An – Sài Gòn trước chi phí tầm 18 triệu đồng/container thì nay tăng lên 20 triệu đồng/container. Nếu không tăng giá cước logistics theo chi phí giá xăng, doanh nghiệp đối diện lỗ nặng”- ông Trường chia sẻ.

Trong hoạt động của doanh nghiệp logistics, xăng dầu chiếm khoảng 30-40% giá cước. Ảnh: Thu Huyền
Trong hoạt động của doanh nghiệp logistics, xăng dầu chiếm khoảng 30-40% giá cước. Ảnh: Thu Huyền

Xăng dầu tăng mạnh cũng khiến nhiều doanh nghiệp lĩnh vực vật liệu xây dựng “điêu đứng”. Công ty TNHH Hoa Thường chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng với đặc thù sản xuất bê tông, việc vận chuyển nguyên liệu xi măng, cát sỏi tiêu hao nhiều nhiên liệu. Chi phí xăng dầu chiếm tới 43% giá thành bê tông, nên việc giá xăng dầu tăng đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm đến chân công trình đội lên từ 4-10%.

Trong bối cảnh giá cả leo thang, sức dân yếu, ít công trình thi công nên sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Ông Nguyễn Thủ Thường cho hay: Hiện nay, sản lượng bê tông tươi giảm tới 60-70%; đơn vị có gần 1 trăm đầu xe nhưng hiện tại chỉ có 1/4 số xe hoạt động, nhiều dây chuyền máy móc hoạt động cầm chừng. Nói về giải pháp, ông Thường cho rằng rất khó bởi không thể cắt giảm chi phí thêm được nữa.

Trạm trộn bê tông Công ty TNHH Hoa Thường hoạt động cầm chừng do chi phí nhiên liệu tăng cao. Ảnh: Thu Huyền
Trạm trộn bê tông Công ty TNHH Hoa Thường hoạt động cầm chừng do chi phí nhiên liệu tăng cao. Ảnh: Thu Huyền

Đối với lĩnh vực vận tại hành khách cũng trải qua khoãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây, khi vừa chịu ảnh hưởng từ chi phí nhiên liệu tăng cao trong khi dịch bệnh khiến lượng khách sụt giảm kỷ lục.

Lãnh đạo Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An cho biết: Đến thời điểm hiện tại, số đầu xe taxi Mai Linh đang hoạt động chỉ khoảng 100 xe, chiếm 25% tổng số xe của công ty. Số còn lại hiện đang nằm trong kho bãi hoặc giao cho các anh em tài xế đưa về nhà để bảo quản. Nguyên nhân khiến lượng lớn xe công ty “nằm bãi” là do giá xăng dầu lên quá cao khiến chi phí vận hành bị đội lên từ 20 – 30%. Trong khi đó, lượng khách đi xe đã giảm đến 80% so với thời điểm chưa xuất hiện dịch nên doanh thu của đơn vị thời gian qua đều không đạt chỉ tiêu, nhiều tài xế hiện đã nghỉ việc vì không trụ nổi…”.

Giá nhiên liệu tăng cao khiến hàng loạt xe taxi trên địa bàn Nghệ An phải dừng hoạt động ảnh Quang An
Giá nhiên liệu tăng cao khiến hàng loạt xe taxi trên địa bàn Nghệ An phải dừng hoạt động: Ảnh: Quang An

Tại Bến xe Bắc Vinh, nhiều xe khách đường dài hiện cũng đang nằm dài kể từ sau Tết Nguyên đán. Theo thống kê, toàn bến xe hiện có trên 100 đầu xe đi các tỉnh, thành nhưng hoạt động thường xuyên chỉ vài chục xe. Nhu đầu đi lại của người dân sụt giảm mạnh, trong khi giá nguyên liệu tăng cao khiến nhiều xe khách đường dài không “mặn mà” đón khách trong thời điểm này.

Chủ nhà xe H.G, chạy tuyến Vinh – TP.HCM cho biết: Nếu như trước đây, giá dầu còn ở mức ổn định, chi phí nhiên liệu 2 chiều đi về khoảng 10 triệu đồng (2.700km), thì nay đã lên đến 15 – 16 triệu đồng. Trong khi đó, xe giường nằm 40 chỗ nhưng khách đi cao lắm cũng chỉ 10 – 15 khách trong thời điểm này, với giá vé 800.000 đồng/người thì tổng thu mỗi chuyến chỉ trên dưới 20 triệu đồng, do đó, chúng tôi phải ngừng chạy một thời gian vì không đủ chi phí để trang trải…”.

Chật vật xoay xở

Việc xăng dầu tăng giá liên tục gây sức ép lớn cho ngành vận tải dịch vụ logistics. Nhiều đơn vị buộc doanh nghiệp phải cắt giảm mọi chi phí để thích ứng, tồn tại, tuy nhiên, dù là giải pháp gì thì việc tăng giá cước cùng với giá xăng dầu trong thời điểm này cũng là lựa chọn tất yếu.

Ông Hồ Quang Hiếu – Phó Giám đốc Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An cho biết: Hiện đơn vị đang niêm yết giá mở cửa đối với dòng xe 5 chỗ là 15.000 đồng, giá cước sẽ thay đổi dần tùy vào quãng đường di chuyển của khách, mặc dù vậy, với việc giá xăng dầu tăng cao kỷ lục thì đơn vị dự kiến sẽ họp bàn để đề xuất với Hiệp hội Vận tải nâng giá cước. Mức giá được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo phù hợp, giúp người dân có thể thuận tiện trong việc chi trả chi phí đi lại cũng như đảm bảo thu nhập cho anh em tài xế. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đang làm việc với các ngân hàng để đề xuất việc giãn thời hạn trả các khoản vay trong thời điểm khó khăn này…”.

Giải pháp tăng giá cước, giá vé được nhiều doanh nghiệp vận tải hướng đến. Ảnh: Quang An
Giải pháp tăng giá cước, giá vé được nhiều doanh nghiệp vận tải hướng đến. Ảnh: Quang An

Anh Nguyễn Văn Đạt, tài xế taxi tại TP.Vinh chia sẻ: Nếu như trước đây, các tài xế sẽ thường xuyên chạy xung quanh các tuyến đường, đến các điểm đông người như khách sạn, nhà hàng, bến xe… để chờ khách thì nay hầu hết các tài xế đều tìm chỗ đậu xe, chờ thông báo của tổng đài và khách vãng lai vì nếu chạy lòng vòng vừa tốn tiền xăng mà tìm được khách rất khó…

Việc tăng giá cước hiện cũng đã được một số nhà xe áp dụng. Theo khảo sát của P.V, các nhà xe tuyến Nghệ An – TP. HCM, một trong những tuyến có quãng đường di chuyển dài nhất, giá cước hiện đã tăng từ 100.000 – 150.000 đồng/vé, dao động từ 800.000 – 900.000 đồng. Chủ nhà xe H.L cho biết: “Việc tăng giá vé là điều tất yếu để nhà xe tiếp tục hoạt động, tuy nhiên chúng tôi cũng đã cân nhắc để tăng với mức giá phù hợp vì nếu tăng quá cao, khách hàng sẽ lựa chọn các phương tiện khác. Ngoài ra, việc tăng giá cước cũng đi đôi với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo cho hành khách sự tin tưởng, an toàn khi lựa chọn xe mình”.

Giá nhiên liệu tăng, trong khi lượng khách sụt giảm do dịch bệnh khiến nhiều nhà xe tạm dừng hoạt động. Ảnh: Quang An
Giá nhiên liệu tăng, trong khi lượng khách sụt giảm do dịch bệnh khiến nhiều nhà xe tạm dừng hoạt động. Ảnh: Quang An

Với việc chịu “khó khăn kép” từ giá xăng dầu và dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng trên địa bàn tỉnh vừa hoạt động cầm cự, vừa ngóng chờ vào giá xăng dầu có xuống hay không để đưa ra các giải pháp thích ứng kịp thời.

Bên cạnh đó, các đơn vị cũng mong muốn, lãnh đạo tỉnh, các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ vốn vay, giảm thuế, giúp doanh nghiệp từng bước tháo gỡ khó khăn phục hồi sau thời gian dài bị tác động bởi dịch Covid-19.

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.