Nghệ An: Giúp huyện giáp biên của nước bạn Lào phát hiện, thu giữ hơn 20m3 gỗ lậu quý hiếm

Nhật Lân 08/07/2019 06:19

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác của Nghệ An đã giúp lực lượng chức năng huyện Xăm Táy, tỉnh Hủa Phăn, Lào phát hiện, thu giữ hơn 20m3 gỗ lậu tại khu chăn nuôi của người dân.

Được sự đồng ý của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, cuối tuần qua UBND huyện Quế Phong, Ban quản lý Khu BTTN Pù Hoạt, Đồn biên phòng Thông Thụ và Báo Nghệ An đã thực hiện chuyến công tác trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình khai thác, vận chuyển, kinh doanh chế biến lâm sản và làm nương rẫy khu vực biên giới Lào - Việt Nam tại các huyện Xăm Táy và Mường Quắn, tỉnh Hủa Phăn, Lào.

Trong khuôn khổ chuyến đi, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An đã cùng cơ quan chức năng huyện Xâm Tây tổ chức thực địa đường tuần tra biên giới để nắm bắt tình hình.
Trong khuôn khổ chuyến đi, Đoàn công tác đã cùng cơ quan chức năng huyện Xăm Táy tổ chức thực địa đường tuần tra biên giới để nắm bắt sâu sát tình hình.
Trang trại chăn thả gia súc, nơi có chứa chấp gỗ quý lậu.
Quá trình di chuyển ngang qua một khu vực chăn nuôi gia súc của người Mông bản Nậm Táy, Đoàn công tác đã phát hiện có chứa chấp gỗ lậu. Trong ảnh: Gỗ lậu được tập kết ở điểm cuối khu chăn nuôi gia súc.

Nằm chắn ngay trên đường tuần tra biên giới nhưng trang trại có cổng sắt luôn đóng kín và có người ông Mông đứng tuổi đóng, mở cổng.
Khu vực chăn nuôi gia súc nằm chắn ngay trên đường tuần tra biên giới nhưng có hàng rào và một cổng sắt luôn đóng kín; bên cạnh đó còn có một người đàn ông thường trực đóng, mở cổng.

Khu vực để gỗ nằm cuối trang trại nhưng vẫn bị các cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt phát hiện.
Lật các tấm bạt chắn, các phiến gỗ không có dấu hiệu hợp pháp. Các cán bộ Đoàn công tác khẳng định đây là gỗ lậu, gồm gỗ Pơ mu và Sa mu dầu, thuộc nhóm cây gỗ quý hiếm được quy định bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm khai thác kinh doanh.
Gỗ lậu đã được sơ chế thành những phiến lớn có chiều dài khoảng 3m, rộng từ 1m đến 1,6m, dày khoảng 20 - 30cm. Trong ảnh là cán bộ phụ trách kiểm lâm của huyện Xăm Táy là ông May Lả - Phó trưởng phòng Nông nghiệp kiểm tra loại gỗ
Số gỗ lậu này đã được sơ chế thành những phiến lớn có chiều dài khoảng 3m, rộng từ 1m đến 1,6m, dày khoảng 20 - 30cm. Trong ảnh: Cán bộ phụ trách kiểm lâm của huyện Xăm Táy là ông May Lả - Phó trưởng phòng Nông nghiệp kiểm tra, thẩm định loại gỗ.
Còn đây là đống gỗ Sa mu dầu khủng, có phiến rộng đến 1,6m.

Đống gỗ Sa mu dầu có những phiến lớn đến xấp xỉ 1m3.

Theo các cán bộ Khu BTTN Pù Hoạt và Kiểm lâm huyện Quế Phong, Sa mu dầu và Pơ mu là hai loại cây gỗ hiện có giá trị kinh tế rất cao. Ước lượng số gỗ Sa mu dầu và Pơ mu được tập kết trái phép tại đây lên đến khoảng trên 20m3, nếu được vận chuyển trót lọt về Việt Nam sẽ có giá trị nhiều tỷ đồng.

Ông Xăm Lả nhận định số gỗ này là của đầu nậu Việt Nam cấu kết với đối tượng người Lào khai thác, thu mua trái phép. Khu vực chăn nuôi gia súc là nơi nhóm đối tượng tập kết gỗ lậu, chờ thời điểm thuận tiện sẽ chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Ông Xăm Lả cũng thông tin đã báo cáo Chủ tịch huyện để chỉ đạo lực lượng chức năng đến thu giữ toàn bộ tang vật gỗ lậu.

Theo ông Xăm Lả nhận định số gỗ này được chuyển về từ địa bàn huyện Mường Quắn, thông qua đường tuần tra biên giới Lào. Số gỗ này là do đầu nậu Việt Nam cấu kết cùng đối tượng người Lào khai thác, thu mua trái phép. Khu vực chăn nuôi gia súc chỉ là nơi nhóm đối tượng tập kết gỗ lậu. Những đối tượng này tập kết gỗ ở đây rồi chờ thời điểm thuận tiện sẽ chuyển về Việt Nam tiêu thụ. Sau khi kiểm tra, ông Xăm Lả thông báo với Đoàn công tác: "Tôi đã báo cáo Chủ tịch huyện Xăm Táy để có sự chỉ đạo lực lượng chức năng đến thu giữ toàn bộ tang vật gỗ lậu, sau đó tập trung điều tra làm rõ các đối tượng liên quan...".

Trên bản đồ, rừng biên giới Việt Nam và rừng biên giới Lào có sự khác biệt nhau rất lớn. Chính vì vậy, rừng biên giới Việt Nam từ nhiều năm qua luôn là đích ngắm của các đối tượng khai thác, buôn bán trái pháp luật.

Mới nhất
x
Nghệ An: Giúp huyện giáp biên của nước bạn Lào phát hiện, thu giữ hơn 20m3 gỗ lậu quý hiếm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO