Kinh tế

Nghệ An 'kích hoạt' nhiều phương án phòng, chống cháy rừng

Văn Trường 21/06/2024 08:13

Những ngày nắng nóng khốc liệt vừa qua, nguy cơ cháy rừng cao, ngành chức năng ở Nghệ An đã “kích hoạt” nhiều biện pháp nhằm bảo vệ rừng.

Canh trực lửa rừng ngày đỉnh nắng

Tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu những ngày nắng nóng vừa qua, UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng đường vào hồ Xuân Dương nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, Công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24. (Trong ảnh: Kiểm lâm huyện Diễn Châu tặng nước, sữa giải nhiệt tại trạm chốt Diễn Phú). Ảnh: Văn Trường
Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Diễn Châu tặng nước, sữa cho lực lượng chức năng tại trạm chốt kiểm soát xã Diễn Phú. Ảnh: Văn Trường

Những ngày này, nắng nóng như đổ lửa, tại xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, UBND xã đã "kích hoạt" điểm chốt ngay tại cửa rừng, đường vào hồ Xuân Dương nhằm kiểm soát người ra, vào rừng. Ông Thái Bá Thể - Chủ tịch UBND xã Diễn Phú cho biết: Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24 giờ.
Người dân ra, vào tại các khu vực chốt kiểm soát phòng, chống cháy rừng tại xã Diễn Phú, Diễn Châu đều chấp hành việc khai báo thông tin cá nhân, nghiêm cấm bắt ong trong mùa nắng. Hàng ngày có khoảng 25-30 lượt người vào rừng khai thác nhựa thông hoặc đi chăm sóc trang trại.

Lực lượng kiểm lâm huyện Diễn Châu kết hợp với chủ rừng thu dọn thực bì dưới tán rừng thông ở xã Diễn Phú. Ảnh: Văn Trường
Lực lượng Kiểm lâm huyện Diễn Châu kết hợp với chủ rừng thu dọn thực bì dưới tán rừng thông ở xã Diễn Phú. Ảnh: Văn Trường

Những ngày này, tại chốt kiểm soát cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, xã Diễn Đoài, lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp cũng đang căng mình chốt bảo vệ rừng mùa nắng nóng.

Ông Nguyễn Khánh Dương - Chủ tịch UBND xã Diễn Đoài cho biết: Toàn xã có 469 ha rừng, trong đó có 181 ha rừng thông, nhiều diện tích chưa được xử lý thực bì nên nguy cơ cháy rừng rất cao. Ngoài chốt chặn tại cửa rừng, lãnh đạo xã Diễn Đoài còn cùng các lực lượng thường xuyên kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại nhiều diện tích rừng khác nhằm phát hiện, xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố.

Ông Tăng Văn Luyện - Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết: Địa bàn huyện có trên 2.000 ha rừng thông. Nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, huyện đã lập 4 chốt kiểm soát tại cửa rừng, gồm 2 chốt xã Diễn Phú, 1 chốt xã Diễn Đoài, 1 chốt xã Minh Châu.

Người dân ra vào tại các khu vực chốt kiểm soát phòng, chống cháy rừng tại xã Diễn Phú, Diễn Châu đều chấp hành việc khai báo thông tin cá nhân, nghiêm cấm bắt ong trong mùa nắng. Ảnh: Văn Trường
Người dân ra vào tại các khu vực chốt kiểm soát phòng, chống cháy rừng tại xã Diễn Phú (Diễn Châu) đều chấp hành việc khai báo thông tin cá nhân. Ảnh: Văn Trường

Huyện chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm huyện Diễn Châu kết hợp với chủ rừng thu dọn thực bì khô dưới tán rừng thông tại một số vùng trọng điểm dễ cháy.

Dịp này, huyện Diễn Châu còn phối hợp với các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền lưu động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại các xã. Ở một số xã, cán bộ thôn, xóm ở huyện Diễn Châu còn đi xe máy, dùng loa phóng thanh luồn lách vào đường làng, ngõ xóm tuyên truyền công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chốt kiểm soát ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, Diễn Đoài luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp xã túc trực 24/24 giờ. Ảnh: Văn Trường
Chốt kiểm soát ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, xã Diễn Đoài luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp xã túc trực 24/24 giờ. Ảnh: Văn Trường

Tương tự, tại khu vực núi Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh có 3 chốt kiểm soát người ra, vào rừng, luôn có các lực lượng kiểm lâm và các lực lượng liên quan túc trực để kiểm soát người mang lửa vào rừng.

Còn tại địa bàn huyện Đô Lương, cán bộ kiểm lâm vừa tổ chức lực lượng canh gác lửa rừng, vừa túc trực 24/24 giờ, theo dõi ảnh camera được truyền về máy chủ đặt tại Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương, kịp thời phát hiện nếu xảy ra cháy rừng, kịp thời huy động lực lượng ứng cứu, dập lửa.

Ông Võ Sĩ Lâm - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương cho biết thêm: Huyện Đô Lương lập nhóm Zalo "Lâm nghiệp Đô Lương", các thành viên trong ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng từ cấp xã, huyện đều tham gia, rất thuận lợi cho việc chỉ đạo phòng, chống cháy rừng.

Nguy cơ cháy rừng mùa nắng nóng

Những ngày này, cán bộ kiểm lâm Đô Lường vừa canh gác lửa rừng, vừa túc trực 24/24 giờ theo dõi ảnh camera được truyền về máy chủ đặt tại Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương, kịp thời phát hiện nếu xảy ra cháy rừng, kịp thời huy động lực lượng ứng cứu, dập lửa. Ảnh: Văn Trường
Cán bộ Kiểm lâm Đô Lương túc trực 24/24 giờ theo dõi ảnh camera được truyền về máy chủ đặt tại Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương, kịp thời phát hiện xử lý sự cố. Ảnh: Văn Trường

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm: Vùng có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao ở Nghệ An gồm 15.476 ha rừng trồng thông nhựa ở các huyện Diễn Châu, Hưng Nguyên, Yên Thành, Thanh Chương… Có 720 ha rừng hỗn giao bạch đàn (là loài cây có tinh dầu, dễ cháy) và hơn 42.900 ha rừng tre nứa và 173.867 ha rừng hỗn giao gỗ - tre nứa.

Để chủ động chống cháy rừng, từ đầu năm 2024 đến nay, các địa phương và chủ rừng đã tổ chức thu gom, xử lý thực bì, giảm vật liệu cháy hơn 1.999 ha, tu sửa 186 km đường băng cản lửa. Làm mới 62 km đường băng trên rừng sản xuất giáp ranh rừng tự nhiên, làm mới, tu sửa các chòi canh lửa, bảng báo cấm lửa. Bố trí kinh phí để mua sắm, cấp phát dụng cụ, thiết bị chữa cháy rừng như: máy thổi gió, vỉ dập lửa, cào sắt cho các Hạt Kiểm lâm, chủ rừng và UBND xã.

Đặc biệt là tiến hành lắp đặt 7 hệ thống camera giám sát cháy tại huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 12 hệ thống camera giám sát cháy, 180 máy thổi gió, 85 máy cắt thực bì; 122 cưa xăng, 1.610 vỉ dập lửa, 2.574 dao phát, 2.844 cào, cuốc, xẻng; 26 máy bơm nước, 250 máy GPS; 17 ống nhòm....

Ông Võ Sĩ Lâm - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đô Lương cho biết thêm: Huyện Đô Lương lập nhóm zalo
Huyện Đô Lương lập nhóm Zalo gồm các thành viên trong ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng từ cấp xã, huyện. Ảnh: Văn Trường

Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị lâm nghiệp thường xuyên vận hành thử các loại máy móc, thiết bị để sẵn sàng cho công tác chữa cháy rừng.

Trước nguy cơ cháy rừng cao, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc duy trì 100% quân số trực 24/24 giờ vào thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao. Các chủ rừng, UBND cấp xã bố trí lực lượng canh phòng kiểm soát người ra vào rừng tại những khu vực rừng trọng điểm, tại các chòi canh lửa, trạm bảo vệ rừng, nguy cơ dễ xảy ra cháy rừng cao để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn lửa rừng.

Tuy nhiên, trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng vẫn còn những khó khăn, bất cập. Như kinh phí để đầu tư cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng là tổ chức và chính quyền địa phương hàng năm đã được bố trí, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế trong phương án phòng cháy, chữa cháy rừng. Đặc biệt là công tác xử lý thực bì, làm đường băng cản lửa, mua sắm dụng cụ, phương tiện...

Địa bàn huyện Diễn Châu có trên 6.000 ha rừng thông, nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng huyện đã cho lập 4 chốt kiểm soát tại cửa rừng, gồm 2 chốt xã Diễn Phú, 1 chốt xã Diễn Đoài, 1 chốt xã Minh Châu. (Trong ảnh: Các đoàn thể huyện Diễn Châu tuyên truyền lưu động công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại các xã.) Ảnh: Văn Trường
Các đoàn thể huyện Diễn Châu tuyên truyền lưu động công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Ảnh: Văn Trường

Khi các vụ cháy rừng xảy ra, việc tiếp nhận và xử lý thông tin cháy rừng còn chậm, do phương án phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ" chưa hiệu quả, dẫn đến tình trạng đám cháy phát triển lớn, khi đó mới điều động lực lượng chữa cháy rừng.

Trong quá trình huy động và chỉ huy chữa cháy rừng tại hiện trường một số vụ cháy còn lúng túng, trong công tác chỉ huy, công tác hậu cần, phương tiện, thiết bị chữa cháy còn nhiều bất cập, nhất là các vụ cháy rừng lớn có nhiều lực lượng cùng tham gia chữa cháy. Công tác điều tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi gây ra cháy rừng còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn các vụ cháy rừng chưa xác định được nguyên nhân gây ra cháy.

 Để chủ động chống cháy rừng, trong năm 2024 tỉnh đã hỗ trợ các địa phương lắp đặt 7 hệ thống camera giám sát cháy tại huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Diễn Châu. Đến nay toàn tỉnh đã có 12 hệ thống camera giám sát cháy, 180 máy thổi gió, 85 máy cắt thực bì; 122 cưa xăng;,1610 vỉ dập lửa, 2574 dao phát, 2844 cào, cuốc, xẻng; 26 máy bơm nước, 250 máy GPS; 17 ống nhòm....Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị lâm nghiệp thường xuyên vận hành thử các loại máy móc, thiết bị để sẵn s
Công nhân tại núi Quyết, phường Trung Đô, thành phố Vinh thường xuyên vận hành thử hệ thống vòi rồng chữa cháy rừng tại núi Quyết. Ảnh: Văn Trường

Đối với diện tích rừng do UBND xã, hộ gia đình đang quản lý việc triển khai các nội dung phòng cháy, chữa cháy rừng như: xử lý thực bì, làm đường băng cản lửa, trang bị dụng cụ, phương tiện, thiết bị chữa cháy, triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, còn mang tính tự phát do thiếu nguồn kinh phí.

Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc duy trì 100% quân số trực 24/24 giờ vào thời điểm nắng nóng, nguy cơ cháy rừng cao. Các chủ rừng, UBND cấp xã bố trí lực lượng canh phòng kiểm soát người ra vào rừng tại những khu vực rừng trọng điểm, tại các chòi canh lửa, trạm bảo vệ rừng, nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn lửa rừng, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Ảnh: Văn Trường
Canh gác lửa rừng tại chòi canh lửa rừng ở huyện Nam Đàn. Ảnh: Văn Trường

Việc xây dựng các biển báo, biển cấm lửa, nội quy sử dụng lửa ven rừng và trong rừng chưa được quan tâm đầu tư, nên chưa có tác dụng nhắc nhở người ra vào rừng.

Mới nhất

x
Nghệ An 'kích hoạt' nhiều phương án phòng, chống cháy rừng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO