Sáng 9/5, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, cùng nỗ lực, vượt thách thức, đón thời cơ, phục hồi nền kinh tế. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Các Phó Thủ tướng Chính phủ tham gia điều hành hội nghị.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các Phó Thủ tướng chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội. Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
PHẤN ĐẤU TĂNG TRƯỞNG GDP TRÊN 5%
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày dự thảo Nghị quyết Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
![]() |
Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc trình bày, tổng hợp các kiến nghị, sáng kiến của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Tại Nghệ An, dịch Covid-19 tác động sâu rộng, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, sản xuất công nghiệp có dấu hiệu chững lại, thương mại dịch vụ quý I bị sụt giảm; số doanh nghiệp đăng ký giảm, thu hút đầu tư 4 tháng đầu năm chỉ bằng 30,3% về vốn và 56,7% về số lượng dự án đăng ký…
Nghệ An đã thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh như tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa, phát triển sản xuất; giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ cho doanh nghiệp; tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai, tín dụng; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển; đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án, đặc biệt là các công trình trọng điểm.
![]() |
Hội nghị được truyền hình trực tuyến với 63 điểm cầu địa phương, 30 điểm cầu các bộ, ngành và truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam. Tại điểm cầu Nghệ An, các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hoàng Viết Đường - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, Liên minh HTX tỉnh. Ảnh: Phạm Bằng |
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam hiện đã thiết lập trạng thái bình thường mới, để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh bình thường. Việt Nam tiếp tục đồng ý đưa các chuyên gia, nhà quản lý, người nước ngoài vào Việt Nam để hợp tác kinh tế.
“Covid -19 là đại dịch nhưng cũng là cơ hội phát triển của Việt Nam nếu biết tổ chức quản lý Nhà nước tốt, nếu biết kinh doanh tốt và hợp tác tốt".
Khẳng định vị trí của doanh nghiệp có vai trò chủ chốt trên mặt trận kinh tế, Thủ tướng đưa ra 3 yêu cầu đối với doanh nghiệp: Một là không được trông chờ ỷ lại trong phát triển. Thứ hai là doanh nghiệp phải được tái cơ cấu để phát triển bền vững. Thứ ba là các cấp, các ngành, đặc biệt là doanh nghiệp áp dụng KHCN, nhất là cuộc cách mạng 4.0 trong phát triển.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương phải có chương trình hành động cụ thể, như: tăng cường hậu kiểm, làm nhanh các thủ tục tháo gỡ, nhất là các vướng mắc hiện nay. Đặc biệt, quan tâm đến doanh nghiệp yếu thế, nhỏ và vừa. Quan tâm xử lý các ý kiến của doanh nghiệp nhanh hơn, thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp đang chờ sự giải quyết nhanh từ cơ quan Nhà nước, do đó phải tạo môi trường tốt cho doanh nghiệp, hợp tác, hỗ trợ, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế dân sự.