Nghệ An: Lở núi làm sập nhà dân, uy hiếp tỉnh lộ

(Baonghean.vn) - Sạt lở núi đã xé nát một số nhà dân ở xã Tam Thái, đồng thời đe dọa chia cắt tuyến tỉnh lộ đi vào xã Tam Hợp.
Ngày 28/10, sau trận mưa lớn, đất đá từ trên núi lại tiếp tục tràn xuống căn nhà của các hộ dân ở bản Can, xã Tam Thái, huyện Tương Dương. Không chỉ đe dọa nhà dân, lở núi còn gây ra nguy cơ chia cắt tuyến đường độc đạo dẫn vào xã Tam Hợp. Ảnh: Tiến Hùng
Ngày 28/10, sau trận mưa lớn, đất đá từ trên núi lại tiếp tục tràn xuống căn nhà của các hộ dân ở bản Can, xã Tam Thái, huyện Tương Dương. Không chỉ đe dọa nhà dân, lở núi còn gây ra nguy cơ chia cắt tuyến đường độc đạo dẫn vào xã Tam Hợp. Ảnh: Tiến Hùng
Vụ lở núi bắt đầu từ rạng sáng 18/10. Kể từ đó đến nay, hàng nghìn khối đất đá vẫn tràn xuống nhưng với tốc độ chậm hơn. Ảnh: Tiến Hùng
Vụ lở núi bắt đầu từ rạng sáng 18/10. Kể từ đó đến nay, hàng nghìn khối đất đá vẫn tràn xuống nhưng với tốc độ chậm hơn. Ảnh: Tiến Hùng
Đất đá đã ngập cao hơn 1 mét căn nhà của ông Lô Văn Minh (53 tuổi). phải đến tá túc tại nhà người thân. Trong căn nhà khá khang trang, mọi tài sản cũng đã được đưa đi sơ tán. Ở một góc nhà, bức tường kiên cố đã bị khối đất đá sạt xuống, xé nát. Ảnh: Tiến Hùng
Đất đá đã ngập cao hơn 1 mét căn nhà của ông Lô Văn Minh (53 tuổi). Vợ chồng ông phải đến tá túc tại nhà người thân suốt 10 ngày nay. Trong căn nhà khá khang trang, mọi tài sản cũng đã được đưa đi sơ tán. Ở một góc nhà, bức tường kiên cố đã bị khối đất đá sạt xuống, xé nát. Ảnh: Tiến Hùng
Ngôi nhà của ông Minh nằm sát tuyến đường đi xã Tam Hợp. Phía sau lưng là dãy núi cao sừng sững. Ông Minh kể rằng, từ xưa đến nay, khu vực này chưa hề xảy ra sạt lở núi. Tuy nhiên, khoảng 3h sáng 18/10, sau trận mưa kéo dài nhiều ngày, đất đá từ trên núi bắt đầu đổ xuống. “Đầu tiên là một tiếng nổ khá lớn, đánh thức vợ chồng tôi”, người đàn ông vẫn chưa hết bàng hoàng kể. Vợ chồng ông Minh lập tức hô hoán hàng xóm. Ban quản lý bản cũng ngay lập tức phát loa thông báo kêu gọi người dân đến hỗ trợ ông Minh và những hộ có nguy cơ bị sạt lở vận chuyển tài sản đến nơi an toàn.  Ảnh: Tiến Hùng
Ngôi nhà của ông Minh nằm sát tuyến đường đi xã Tam Hợp. Phía sau lưng là dãy núi cao sừng sững. Ông Minh kể rằng, từ xưa đến nay, khu vực này chưa hề xảy ra sạt lở núi. Tuy nhiên, khoảng 3h sáng 18/10, sau trận mưa kéo dài nhiều ngày, đất đá từ trên núi bắt đầu đổ xuống. “Đầu tiên là một tiếng nổ khá lớn, đánh thức vợ chồng tôi”, người đàn ông vẫn chưa hết bàng hoàng kể. Vợ chồng ông Minh lập tức hô hoán hàng xóm. Ban quản lý bản cũng ngay lập tức phát loa thông báo kêu gọi người dân đến hỗ trợ ông Minh và những hộ có nguy cơ bị sạt lở vận chuyển tài sản đến nơi an toàn. Ảnh: Tiến Hùng
Không lâu sau, hàng nghìn khối đất đá tràn xuống , xé nát một góc căn nhà ông Minh, rồi tràn xuống đường. Ảnh: Tiến Hùng
Không lâu sau, hàng nghìn khối đất đá tràn xuống, làm đổ một góc căn nhà ông Minh, rồi tràn xuống đường. Ảnh: Tiến Hùng
Căn nhà khang trang của ông Lô Văn Minh đã được vận chuyển hết tài sản sang gửi nhà khác.
Tài sản của gia đình ông Lô Văn Minh đã được vận chuyển sang gửi nhà khác. Ảnh: Tiến Hùng
Đất từ trên núi sạt xuống vẫn còn nhão nhoét. Ảnh: Tiến Hùng
Đất từ trên núi sạt xuống vẫn còn nhão nhoét. Ảnh: Tiến Hùng
Tràn xuống uy hiếp tuyến đường độc đạo đi xã Tam Hợp. Nếu không có biện pháp xứ lý, nguy cơ xã Tam Hợp sẽ bị cô lập hoàn toàn. Ảnh: Tiến Hùng
Tràn xuống uy hiếp tuyến đường độc đạo đi xã Tam Hợp. Nếu không có biện pháp xứ lý, nguy cơ xã Tam Hợp sẽ bị cô lập hoàn toàn. Ảnh: Tiến Hùng
Nói về nguyên nhân lở núi, các hộ dân ở đây cho rằng, do chính quyền cho phá rừng tự nhiên để trồng ngô, trồng sắn. “Phía trên núi trước đây là rừng nguyên sinh. Nhưng khoảng 6 năm nay, chính quyền giao đất rừng cho các đoàn thể để phát hết nhằm lấy đất trồng ngô, trồng sắn. Từ đấy, không có cây lớn để giữ được đất nữa. Một năm trước cũng đã xuất hiện lở núi rồi, nhưng chưa nghiêm tọng lắm. Lần này mới nguy hiểm”, ông Lô Văn Minh nói.
Nói về nguyên nhân lở núi, các hộ dân ở đây cho biết: “Phía trên núi trước đây là rừng nguyên sinh. Nhưng khoảng 6 năm nay, chính quyền giao đất rừng cho các đoàn thể để phát hết nhằm lấy đất trồng ngô, trồng sắn. Từ đấy, không có cây lớn để giữ được đất nữa. Một năm trước cũng đã xuất hiện lở núi rồi, nhưng chưa nghiêm trọng lắm. Lần này mới nguy hiểm”, ông Lô Văn Minh nói. Ảnh: Tiến Hùng
Ông Lô Hoài Thông (72 tuổi), đứng trên khu vực mà trước đó là căn nhà gỗ 3 gian của mình. Theo ông Thông, dù sinh ra ở vùng đất này, nhưng ông chưa từng chứng kiến cảnh tượng lở núi như thế này bao giờ.
Ông Lô Hoài Thông (72 tuổi), đứng trên khu vực mà trước đó là căn nhà gỗ 3 gian của mình. Theo ông Thông, dù sinh ra ở vùng đất này, nhưng ông chưa từng chứng kiến cảnh tượng lở núi như thế này bao giờ. Ảnh: Tiến Hùng
Vợ chồng ông Thông nhiều ngày nay đảnh phải ở tạm trong căn lều lâu nay dùng làm nhà bếp. Ảnh: Tiến Hùng
Vợ chồng ông Thông nhiều ngày nay đành phải ở tạm trong căn lều lâu nay dùng làm nhà bếp. Ảnh: Tiến Hùng

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.