Nghệ An: Nguồn máu dự trữ cạn kiệt, nhiều người vừa làm nhiệm vụ tuyến đầu vừa đi hiến máu

(Baonghean.vn) - Trong thời gian thành phố Vinh thực hiện "ai ở đâu ở yên đó", nguồn máu dự trữ phục vụ điều trị tại các bệnh viện đã cạn kiệt.
Bác sĩ CKII Nguyễn Đình Khuê - Giám đốc Trung tâm Huyết học và Truyền máu tỉnh Nghệ An cho biết, hiện nay, nguồn máu và các chế phẩm từ máu như tiểu cầu, hồng cầu, huyết tương tại trung tâm đang rất khó khăn. Trong kho hiện còn khoảng 1000 đơn vị máu. Với số lượng này, chỉ có thể đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh về máu và truyền máu cấp cứu cho các bệnh viện được khoảng 1 tuần. Đặc biệt, hiện một số nhóm máu gần như không còn trong kho nên không thể sản xuất được chế phẩm phục vụ điều trị.
Đồng chí Lê Ngọc Sỹ - cán bộ Công an tỉnh Nghệ An tham gia hiến máu. Ảnh: P.V
Đồng chí Lê Ngọc Sỹ - cán bộ Công an tỉnh Nghệ An tham gia hiến máu. Ảnh: P.V

Nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố Vinh thực hiện Chỉ thị 16 tăng cường; nhiều huyện, thành thị khác cũng đang thực hiện Chỉ thị 15, 16 nên các tình nguyện viên gần như không thể di chuyển đến thành phố Vinh để hiến máu.

Trước thực trạng trên, trong thời gian qua, nhiều cán bộ, chiến sỹ và người làm nhiệm vụ tuyến đầu trên địa bàn thành phố Vinh đã đến trung tâm để hiến máu, cứu người. 

Ngày 30/8, 3 nữ cán bộ của Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Câu lạc bộ Ngân hàng máu sống Công an Nghệ An, gồm Trung tá Lê Thị Xuân Thủy, Thiếu tá Cao Thị Phương Ly và Thiếu tá Phạm Thị Mai Anh đã xung phong tham gia hiến 700ml máu, hỗ trợ bệnh nhân  Chu Quang Tuấn, sinh năm 1969, trú tại xã Trù Sơn, huyện Đô Lương phải mổ đắp da khẩn cấp cho vết thương từ vết bỏng nặng.

Nhiều cán bộ đang làm nhiệm vụ tại các chốt phòng chống dịch đi hiến máu tình nguyện. Ảnh: P.V
Nhiều cán bộ đang làm nhiệm vụ tại các chốt phòng chống dịch đi hiến máu tình nguyện. Ảnh: P.V

Trong dịp nghỉ lễ vừa qua, anh Phạm Quang Tuấn, 25 tuổi, thành viên Ban phòng chống dịch Covid-19 xã Hưng Đông, thành phố Vinh; chị Nguyễn Thị Hằng, Lương Thị Thanh Lương, Trần Kim Anh - cán bộ Công an tỉnh Nghệ An cùng nhiều y, bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện ở thành phố Vinh cũng đã đến Trung tâm Huyết học và Truyền máu tỉnh để hiến máu, cứu người.

Bác sĩ Nguyễn Đình Khuê cho biết, hiện nay, nhu cầu máu để đáp ứng điều trị tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh là khoảng 1000 đơn vị máu và 20 đơn vị tiểu cầu/ngày. Đặc biệt, một số bệnh nhân mắc Covid -19 với triệu chứng nặng cũng cần nguồn máu để điều trị. "Vì vậy, chúng tôi tha thiết kêu gọi người dân ở "vùng xanh" có thể đi tham gia hiến máu, cứu người bởi nguồn máu đang rất căng thẳng, rất khan hiếm", bác sĩ Khuê cho biết.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.