Nghệ An: Nguy cơ lũ chồng lũ, người dân khốn đốn

(Baonghean.vn)- Nhiều vùng dân cư của tỉnh Nghệ An đang ngập băng trong nước lũ, hàng ngàn ngôi nhà đang bị ngập, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi, cá, hoa màu mất trắng. Người dân chưa kịp gượng dậy thì bão lại sắp đổ bộ.

Thiệt hại nặng nề

Trong 3 ngày từ 9 -12/10, mưa to trên địa bàn tỉnh Nghệ An do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đã làm ngập hầu như toàn tỉnh. Trong đó thành phố Vinh ngập úng nhất bởi lượng mưa đo được trên 400mm. 

Ông Bùi Hữu Nhung, Phó văn phòng Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Nghệ An cho biết: Lượng mưa từ ngày 09/10 đến  ngày 12/10 đạt 400mm ở nhiều địa phương.  Cụ thể một số nơi như sau: Con Cuông 166,0mm; Nghĩa Đàn 230,5mm; Nam Đàn 354,0mm; Vinh 401,0mm; Quỳ Hợp 177,0mm, Thanh Chương 392,0 mm; Quỳnh Lưu 400,0mm; Cửa Hội 278,0mm.

Hưng Nguyên nhiều xóm bị cô lập. Ảnh: S.N
Hưng Nguyên nhiều xóm bị cô lập. Ảnh: Sách Nguyễn.

Mưa lớn đã gây lũ trên sông Cả, mực nước tại trạm thủy văn Nam Đàn lúc 16 giờ ngày 12/10/2017 là 6,27m (dưới mức báo động II là 0,63m).

Nghệ An như một biển nước mênh mông, cuộc sống của người dân khốn khó trăm bề. Có  9 xã đang bị cô lập: Huyện Hưng Nguyên (xã Hưng Nhân, Xã Hưng Lợi, xã Hưng Lam); huyện Tân Kỳ (xã Kỳ Tân, xã Hương Sơn, Tân An, xã Phú Sơn, xã Tiên Kỳ, xã Đồng Văn) và 3.605 hộ bị ngập nước, (Hưng Nguyên: 639, Quỳnh Lưu: 2112, Quỳ Hợp 171, Quỳ Châu 42, Tân Kỳ 510, Thanh Chương 15, Anh Sơn 149, Tương Dương 7, Diễn Châu 60)....

Lượng mưa sáng nay 13/10 ở thành phố Vinh đạt gần 100mm, tình hình đang diễn biến phức tạp. 

Người dân Quỳ Hợp vận chuyển gia súc đến nơi an toàn. Ảnh Minh Nguyệt
Người dân Quỳ Hợp vận chuyển gia súc đến nơi an toàn. Ảnh: Minh Nguyệt

Đã có 533/625 hồ đập đầy nước. Một số hồ đã xẩy ra sự cố trong đêm phải xử lý như: Đập Trại Gà, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, hấm đập Đá Hàn, huyện Nam Đàn,… Theo báo cáo chưa đầy đủ, đã có 9 người chết do lũ cuốn trôi trong đợt áp thấp vừa qua. 

a
Người dân Nghi Lộc cứu đập Trại Gà bị tràn trong đêm. Ảnh: Nguyễn Phê.

Lãnh đạo tỉnh và các ngành đang khẩn trương xuống các vùng ngập lụt để cứu hộ và sơ tán người dân. 

Thành phố Vinh là địa phương vừa gánh chịu đợt lụt lịch sử nhất trong khoảng 10 năm qua. Chưa bao giờ thành phố bị ngập nặng nhiều nơi và kèo dài như vậy. Bà con chợ Vinh mất trắng hàng tỷ đồng trong một đêm mưa khi lũ dâng như đại hồng thủy, ngâp gần đến mái chợ. Chưa xử lý xong thiệt hại thì mưa lại đổ xuống như trút nước, tình cảnh càng não nề. 

Chợ Vinh
Chợ Vinh vừa trải qua cơn đại hồng thủy thì mưa lũ lại đổ về, tiểu thương vô cùng lo lắng. Ảnh: Quang An.

Chị Lê Thị Ninh, chủ quầy hàng ở phía Tây chợ Vinh lo lắng: Chúng tôi chưa xử lý hết hàng hóa hư hỏng nặng sau trận ngập vừa qua, giờ lại thêm mưa lớn lũ về không thể buôn bán gì được. Ba hôm nay khách không vào mua. Hôm nay chúng tôi dự định chuyển hết hàng đi cất sau đó tùy vào thời tiết mới kinh doanh trở lại. Hôm nay nhiều tiểu thương đã đóng ki ốt nghỉ bán rồi….

Theo quan sát trong sáng 13/10. Nhiều tiểu thương tại phía Tây đình chợ Vinh – nơi bị ngập nặng nhất đã thu dọn hàng hóa, đóng các ki ốt chặt chẽ, đề phòng mưa lũ bất ngờ.

Bà con vùng rau các xã Nghi Ân, Hưng Đông, thành phố Vinh cũng rất lo lắng khi sắp có mưa lũ đổ về. Chị Nguyễn Thị Hiền  xóm Vinh Xuân, xã Hưng Đông cho biết: Nhiều diện tích cải xúp của chúng tôi đã bị dập tơi tả, thời tiết mấy hôm nay mưa nhiều nên cũng chưa cải tạo đất trồng lại. Giờ lũ chồng lũ thì bà con chỉ có nước trắng tay.

Chị Nguyễn Thị Hiên – Cán bộ nông nghiệp xã Nghi Ân, TP.Vinh cho biết: Nghe tin lũ chồng lũ và cơn bão số 11 chuẩn  bị đổ bộ, xã đã chỉ đạo bà con thu hoạch nhanh những diện tích rau có thể thu hoạch, di chuyển các cây cảnh con vào nơi cao ráo. Các hộ chăn nuôi kiểm tra lại chuồng trại và đưa đàn vật nuôi tới nơi an toàn. Bên cạnh đó khuyến cáo bà con không liều mình đánh bắt, kích cá dọc các mương, sông tránh nguy hiểm.

Làng chài trên sôgn Vinh khốn đốn trong những ngày qua
Làng chài trên sôgn Vinh khốn đốn trong những ngày qua. Ảnh; Văn Trường

Mưa lũ đã khiến cho người dân Hoàng Mai, Quỳnh Lưu, Diễn Châu... khốn đốn đủ bề trong nhiều ngày qua. Nước cuồn cuộn đổ về chưa tút nay lại tiếp tục mưa, bão.

Vùng nuôi tôm ở Diễn Châu mất trắng liên tục trong bão và áp thấp nhiệt đới mấy ngày qua
Vùng nuôi tôm ở Diễn Châu mất trắng liên tục trong bão và áp thấp nhiệt đới mấy ngày qua. Ảnh: Mai Giang

Ao đầm tôm của nông dân Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai đã bị xóa sổ trong cơn bão số 10, nay mưa lớn trong những ngày qua một số diện tích tôm đông của Diễn Châu lại mất trắng.

Ao đầm ở Diễn Trung, Diễn Thịnh - Diễn Châu chuẩn bị thu hoạch  tôm đã bị nước cuốn đi hết. Ông Lê Thế Hiếu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Diễn Châu cho biết thiệt hại từ 16 ha tôm và 330 héc ta nuôi cá cùng bị tràn bờ thiệt hại tới 20 tỷ đồng. 

Ông Lê Minh Châu, chủ cơ sở hấp sấy cá cơm thôn Quyết Tiến, xã Quỳnh Lập cũng cho hay: Đợt mưa mũ vừa rồi khiến nhiều cơ sở hấp sấy gặp khó khăn vì lượng cá phơi chưa kịp khô phải bỏ vào kho đông lạnh. Cá bị ẩm nhiều cũng không thể để lâu được. Giờ lại tiếp tục mưa liên tiếp như thế này không phơi sấy được nên cá rất dễ bị hư hỏng.

Mưa, lũ khiến cho nhiều xã ở Nam Đàn, Hưng Nguyên chìm trong biển nước, cá tràn hết bờ. Ông Nguyễn Cảnh Bảy, xóm 5 xã Nam Thượng cho biết đợt mưa từ 9/10 đến 12/10, toàn bộ ao cá của ông và bà con trong xóm mất hết. Gần 400 ha cá vụ 3 của Nam Đàn đã bị mất trắng. 

Nước đang dồn dập lên ở ngoài đê sông Vinh
Nước đang lên mạnh ở ngoài đê sông Vinh. Ảnh: Hoàng Ân.

Vẫn còn những bất cập và chủ quan

Bão lớn và mưa lũ vừa qua cũng đã bộc lộ những bất cập trong công tác phòng chống bão ở địa phương. Đó còn là tinh thần chủ quan trong công tác phòng chống bão ở cả người dân và địa phương. Bà con tiểu thương ở Cửa Lò, Cửa Hội vẫn còn ở ngoài ốt, quán khi bão về, chưa có phương án thu dọn hàng hóa, đồ đạc trước khi bão về.

Ở thành phố Vinh, hệ thống tiêu thoát nước bộc lộ nhiều bất cập, hợ Vinh, đồng chí Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng hệ thống tiêu thoát nước còn nhiều bất cập. Phương án phòng chống lụt bão của thành phố chưa rõ và chưa chủ động, bà con tiểu thương chợ Vinh và cả Ban quản lý chợ Vinh còn chủ quan trong công tác phòng chống mưa lũ và thành phố phải rút kinh nghiệm sâu sắc.

Ở một số địa phương, công tác phòng đê, trực đê cần nâng cao cảnh giác bởi tình trạng sạt lở đê đã xẩy ra nhiều nơi....

Hiện nay, lo lắng của người dân thành phố Vinh  là tình trạng nước không tiêu thoát được khi nước sông Vinh và sông Lam đã ngang bằng nhau và nước sông Lam đang dâng cao. 

Nâng cao cảnh giác, tập trung nhiều nhiệm vụ cấp  bách

Đồng chí Đinh Viết Hồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Tình hình diễn biến phức tạp, các địa phương thực hiện tốt công điện của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung ương, của tỉnh. 

Phối hợp chặt chẽ với các công ty Thủy lợi trên địa bàn để vận hành tối đa công suất các trạm bơm tiêu, cống tiêu, kênh tiêu, để tiêu úng kịp thời cho khu vực đô thị, khu vực dân cư và sản xuất nông nghiệp.

Bằng mọi biện pháp thông báo kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò ngang; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin xả lũ khẩn cấp hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Sẵn sàng triển khai phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông, khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng triển khai ứng phó. Tổ chức tuần tra, canh gác, đặc biệt là các vị trí xung yếu hoặc đã bị sự cố trong các đợt bão, mưa lũ vừa qua để đảm bảo an toàn đê điều.

Đến thời điểm này các hồ trên địa bàn tỉnh đã tích đầy nước, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị, giám đốc các công ty thủy lợi tăng cường tuần tra canh gác, phát hiện xử lý kịp thời sự cố.

s
Tiểu thương chợ Vinh lại vận chuyển hàng hóa đi cất khi nghe tin bão số 11 sắp về. Ảnh: Q.A

Tiếp tục triển khai phương án phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; các vị trí có nguy cơ sạt lở, ngầm, tràn, tắc đường để cảnh báo cho nhân dân biết; huy động phương tiện, lực lượng trực gác để hướng dẫn giao thông, cảnh giới, cấm đường để đảm bảo an toàn. Nghiêm cấm người dân đánh bắt cá, vớt củi trên sông khi có lũ lụt.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan, tổ chức các đoàn công tác phối hợp với các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát các trọng điểm xung yếu trên toàn hệ thống đê điều và các hồ chứa, đặc biệt đối với các vị trí đã xảy ra các sự cố đê điều, hồ đập trong bão số 10, các hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn, hồ chứa đã tích đầy nước; tập trung tiêu thoát nước chống ngập úng.

Yêu cầu thành phố Vinh khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở đê Kênh thấp, chủ động di dời dân đến nơi an toàn, huy động lực lượng quân sự, công an hỗ trợ phối hợp xử lý.

Đài khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ theo dõi sát tình hình thời tiết, mưa lũ, thông tin kịp thời để nhân dân biết và phòng tránh....

Hồi 07 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 120,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển Tây Bắc đảo Lu-dông (Philippines), cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 880km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km và mạnh lên. Đến 07 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 117,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 540km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; gió mạnh cấp 7-8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 13. Biển động rất mạnh. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên) từ vĩ tuyến 14,0 đến 21,0 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Nhóm P.V

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.