Nghệ An quản lý chặt máy gặt thuê mùa dịch

(Baonghean.vn) - Mùa gặt năm nay trùng với thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý chặt máy gặt lúa thuê, vừa để phòng dịch, vừa hạn chế tình trạng nâng ép giá.
Chính quyền xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) thắt chặt các biện pháp quản lý máy gặt hoạt động trên địa bàn. Ảnh: Thanh Phúc
Chính quyền xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) thắt chặt các biện pháp quản lý máy gặt hoạt động trên địa bàn. Ảnh: Thanh Phúc

Vụ hè thu năm nay, toàn xã Nghi Lâm (Nghi Lộc) gieo cấy 501ha lúa hè thu; lúa chín rộ trên các vùng đồng trong khi xã đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.

Để chủ động nguồn máy gặt cho bà con, không để tình trạng khan hiếm máy gặt dẫn đến chặt chém giá cả, ngay từ khi lúa mới chắc xanh, các xóm trưởng đã liên hệ với các chủ máy gặt ở các nơi để đặt máy.

Sau đó, các xóm báo về cho xã thông tin về chủ máy gặt, đồng thời, xã mời các chủ máy cũng như xóm trưởng các xóm lên, phối hợp với công an để kiểm tra kết quả test Covid, thống nhất về giá cả, ký cam kết về việc thực hiện các biện pháp phòng dịch trong quá trình hoạt động trên các vùng đồng.

Đối với diện tích lúa mất mùa, chủ máy gặt chỉ lấy 100.000 đồng -110.000 đồng/sào. Ảnh: Thanh Phúc
Đối với diện tích lúa mất mùa, chủ máy gặt chỉ lấy 100.000 đồng - 110.000 đồng/sào. Ảnh: Thanh Phúc

Chị Lê Thị Duyên, Công chức nông nghiệp xã Nghi Lâm cho biết: “Hiện Nghi Lâm đang thu hoạch lúa hè thu, cùng với 2 máy gặt sẵn có của người dân địa phương thì có 7 máy gặt từ các nơi về gặt thuê. Theo đó, các chủ máy đã ký cam kết với xã, xóm về mức giá 140.000 đồng/sào đối với diện tích lúa được mùa, đạt năng suất và 110.000 đồng/sào đối với diện tích mất mùa, kém năng suất. Hiện toàn xã đã thu hoạch được 1/3 diện tích”.

Với mức giá 140.000 đồng/sào được xem là phù hợp, còn với lúa mất mùa 110.000 đồng/sào thì theo các chủ máy gặt là “chỉ hòa vốn, tiền dầu và tiền nhân công”. Tuy nhiên, như anh Bùi Văn Phê, chủ máy gặt từ Ninh Phong (Hải Dương) về gặt thuê ở Nghi Lâm cho biết: “Dịch bệnh, ai cũng khó khăn cả nên chúng tôi thống nhất với địa phương chỉ lấy đủ tiền dầu, tiền nhân công, không có lãi đối với diện tích lúa mất mùa. Coi như cùng nhau hỗ trợ bà con mùa dịch”.

Theo quy định của xã Thanh Mỹ, tiền gặt mỗi sào không quá 170.000 đồng. Ảnh: Thanh Phúc
Theo quy định của xã Thanh Mỹ, tiền gặt mỗi sào không quá 170.000 đồng. Ảnh: Thanh Phúc

Còn tại địa bàn xã Thanh Mỹ, khi lúa trên đồng bắt đầu chín, xã đã ra thông báo về quy định giá gặt lúa trên địa bàn. Theo đó, giá sàn chung là 170.000 đồng/1 sào; đối với ruộng lầy, ruộng manh mún khó gặt, thì hộ có ruộng và chủ máy gặt thỏa thuận nhưng giá gặt không được phép quá 180.000 đồng/ 1 sào.

Nếu các chủ máy gặt tự nâng giá hoặc thu tiền máy gặt quá quy định trên thì nhân dân tin báo cho trưởng thôn và UBND xã biết để xử lý nghiêm. Đồng thời kêu gọi nhân dân tố giác tình trạng bảo kê máy gặt lúa trên địa bàn để thu phế, mọi tố giác Ủy ban nhân dân xã sẽ bảo vệ tuyệt đối thông tin cho người tố giác.

Ông Hoàng Tiến Thọ - Chủ tịch UBND xã Thanh Mỹ cho biết: “Việc quy định giá cả máy gặt đã được triển khai từ mùa gặt trước. Mức giá đưa ra dựa trên mức sàn chung trong huyện, trong tỉnh, đảm bảo người có máy cũng có tiền công mà người dân cũng không bị nâng giá quá mức”.

Nhiều địa phương trong tỉnh có văn bản quy định rõ về giá cả, biện pháp phòng dịch đối với máy gặt hoạt động trên địa bàn. Ảnh: Thanh Phúc
Nhiều địa phương trong tỉnh có văn bản quy định rõ về giá cả, biện pháp phòng dịch đối với máy gặt hoạt động trên địa bàn. Ảnh: Thanh Phúc

Với 5.800 ha lúa hè thu, thời điểm này, các địa phương ở Nam Đàn đã thu hoạch được khoảng 4.200 ha. Nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự cũng như công tác phòng dịch Covid-19, huyện Nam Đàn đã chỉ đạo các địa phương thống nhất về mức giá, đồng thời yêu cầu chủ máy gặt chấp hành nghiêm túc biện pháp phòng dịch, đăng ký tạm trú với công an xã nếu muốn ở lại nhà dân trong thời gian thu hoạch lúa.

Riêng đối với xã Xuân Hòa, địa bàn đang thực hiện Chỉ thị 16 nâng cao, người dân không được ra khỏi nhà, huyện và xã đã ký hợp đồng với các chủ máy gặt thu hoạch lúa hè thu giúp dân với mức giá 150.000 đồng/sào, sau khi gặt xong, đội tình nguyện vận chuyển lúa về tận nhà giúp dân.

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch hè thu, nông dân Nam Đàn hiện đã làm đất, xuống giống vụ Đông. Ảnh: Thanh Phúc
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch hè thu, nông dân Nam Đàn hiện đã làm đất, xuống giống vụ Đông. Ảnh: Thanh Phúc

Với mục tiêu kép, vừa đảm bảo tiến độ thu hoạch lúa hè thu, kịp thời sản xuất vụ Đông vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, UBND huyện Nam Đàn có văn bản yêu cầu các xã, thị trấn tăng cường khuyến cáo người dân không tập trung đông người, giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang đầy đủ; các chủ máy tới từ địa phương khác phải khai báo y tế đầy đủ, thực hiện các biện pháp phòng dịch; Cử lực lượng công an, thành viên các tổ kiểm soát dịch bệnh theo dõi quá trình thu hoạch lúa, nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm.

“Từ giữa tháng 8, UBND huyện đã có công văn về “Tăng cường các giải pháp đẩy nhanh thu hoạch lúa hè thu 2021” trong điều kiện huyện nhà thực hiện giãn cách xã hội. Theo đó, yêu cầu các địa phương thăm đồng, đánh giá, xác định thời gian thu hoạch; thống kê rà soát lại số máy gặt hiện có trên địa phương, lên kế hoạch điều máy từ các địa phương khác về để đảm bảo thu hoạch cho người dân, không để bị động”.

 Ông Nguyễn Đình Thế  - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Nam Đàn 

tin mới

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.

Giá vàng

Vàng tăng vùn vụt; Giá cà phê 'rơi tự do'

(Baonghean.vn) - Giá vàng tiếp đà tăng vùn vụt; Tuần tăng phi mã của đồng Yen Nhật; Cà phê trong nước giảm cực mạnh, trong trạng thái "rơi tự do", là những thông tin thị trường được cập nhật sáng 5/5.  

Tôm nuôi

Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Các mẫu bệnh phẩm tại vùng tôm chết huyện Quỳnh Lưu chỉ có 1 mẫu cho kết quả dương tính với bệnh vi bào tử trùng EHP, ngoài ra đều âm tính với các dịch bệnh thường gặp. Do đó, nguyên nhân tôm chết có thể đến từ các bất cập trong quá trình nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

Trong mọi trường hợp, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được ưu tiên bảo đảm

(Baonghean.vn) - Đại diện phía Ngân hàng Nhà nước khẳng định, trong mọi trường hợp, từ Luật Các tổ chức tín dụng cho đến Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đều quy định mức độ ưu tiên, bảo đảm an toàn, khả năng chi trả và quyền lợi của người dân ở mức độ cao nhất.

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.