Nghệ An: Triển khai nhanh tinh thần Nghị quyết 68 nhưng phải rà soát kỹ

(Baonghean.vn) - Tất cả các chính sách của Nghị quyết 68 đã được ngành triển khai kịp thời đúng định hướng và tinh thần của Nghị quyết. Đối với các chính sách trực tiếp người lao động, tỉnh đã có khảo sát kỹ và có sự phối hợp chặt chẽ để người lao động được tiếp cận sớm.

Sáng nay (27/10), đoàn công tác của Bộ LĐ,TB&XH do đồng chí Nguyễn Tiến Tùng - Chánh Thanh tra Bộ LĐ,TB&XH dẫn đầu đã có buổi làm việc với Sở LĐ,TB&XH về việc triển khai chính sách hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

Đồng chí Đoàn Hồng Vũ - Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh cùng các sở, ban, ngành liên quan tiếp và làm việc với đoàn.

Đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga

Triển khai nghiêm túc đúng tinh thần của Nghị quyết 68

Ngay sau khi Nghị quyết số 68/ NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ được ban hành, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 386/KH – UBND ngày 15/7/2021 để thực hiện; ban hành ngay Quyết định số 22/2021/QĐ – UBND ngày 9/8/2021 về việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao đồng (lao động tự do) và một số đối tượng đặc thù khác. Từ đó các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai ngay công tác rà soát, triển khai các nội dung được quy định tại các văn bản của bộ, ngành Trung ương và của tỉnh. Các đơn vị, địa phương từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên phối hợp chặt chẽ, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Nhiều nhóm lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã được thụ hưởng chính sách. Ảnh tư liệu của Mai Hoa
Nhiều nhóm lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch đã được thụ hưởng chính sách. Ảnh tư liệu của Mai Hoa

Trong 12 chính sách đã được triển khai theo Nghị quyết 68 thì tất cả các chính sách đều đã được triển khai triệt để, nhanh chóng. Trong đó, chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có 7.155 đơn vị, với 155.487 lao động, số tiền giảm đến ngày 25/10/2021 là 14.245 triệu đồng, đạt tỷ lệ 34,1% dự kiến kinh phí.

Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đã thực hiện 13 đơn vị, tương ứng 821 lao động, với tổng số tiền tạm dừng vào quỹ là 5,6 tỷ đồng. Nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền theo Nghị quyết số 68 có 46.041 lượt đối tượng.

Về hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương đã phê duyệt cho 5.316 lượt đối tượng; Hỗ trợ cho lao động ngừng việc cho 3.146 lượt đối tượng; đã giải quyết cho 23 lượt đối tượng hưởng chính sách cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; có 9.565 lượt trẻ em và người đang điều trị Covid được thụ hưởng chính sách Hỗ trợ trẻ em và người lao động đang điều trị Covid, cách ly y tế.

Hiện có 54 người là viên chức hoạt động nghệ thuật và hướng dẫn viên du lịch được thụ hưởng chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch; có 1.076 hộ kinh doanh được hỗ trợ.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 26.731 lao động tự do được thụ hưởng chính sách Hỗ trợ cho người lao động không có giao kết hợp đồng lao động; có 21 doanh nghiệp và 1.624 lượt lao động được thụ hưởng chính sách vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất.

Thực hiện nhanh nhưng phải rà soát kỹ

Đồng chí Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ,TB&XH phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Đồng chí Đoàn Hồng Vũ - Giám đốc Sở LĐ,TB&XH phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở LĐ,TB&XH khẳng định: Tất cả các chính sách của Nghị quyết 68 đã được ngành triển khai kịp thời đúng định hướng và tinh thần của Nghị quyết. Đối với các chính sách trực tiếp đến người lao động Sở đã có khảo sát kỹ và có sự phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan để có được quyết định đúng đắn nhất trong việc phê duyệt hồ sơ thụ hưởng chính sách.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông cũng luôn được thực hiện trước một bước để người dân hiểu được tính nhân văn của chính sách và tiếp cận chính sách một cách chủ động, đúng quy định. Đối với việc hỗ trợ lao động tự do hiện đã được đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên cũng có những khó khăn về việc bố trí ngân sách cho nhóm đối tượng này. Ngoài ra, nhiều nhóm đối tượng là chủ sử dụng lao động và doanh nghiệp cũng đã được tạo điều kiện tối đa để tiếp cận chính sách, nhưng riêng chính sách đào tạo nghề thì đến nay chưa có doanh nghiệp nào tiếp cận vì thực tế doanh nghiệp chưa có nhu cầu được đào tạo nghề cho lao động.

Chánh thanh tra Bộ LĐTB & XH kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga
Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH kết luận tại buổi làm việc. Ảnh: Thanh Nga

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Chánh Thanh tra Bộ LĐ,TB&XH yêu cầu: Ngành và địa phương cần thực hiện rà soát lao động ở ngoài tỉnh, khảo sát kỹ nhu cầu lao động trên địa bàn và những lao động hồi hương trong đợt dịch vừa qua. “Đề nghị tỉnh phải ưu tiên nhu cầu của chính lao động, không chỉ thu hút để giải quyết việc làm tại địa phương mà cần ưu tiên cả những doanh nghiệp lớn ở phía Nam. Chúng ta không “cát cứ”, mà ưu tiên phát triển kinh tế cả nước, chống đứt gãy chuỗi sản xuất” - Chánh Thanh tra Nguyễn Tiến Tùng nhấn mạnh.

Chánh Thanh tra cũng yêu cầu ngành Lao động, Thương binh và Xã hội và các ban, ngành liên quan cần rà soát lại các đơn vị doanh nghiệp". Cần xác nhận doanh nghiệp tự chủ tài chính bao nhiêu phần trăm để kịp thời tuyên truyền cho doanh nghiệp tiếp cận các chính sách được quy định tại Nghị quyết 68, đảm bảo cho doanh nghiệp phục hồi kinh tế" - Chánh Thanh tra đề nghị. 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.