Nghệ An: Tùy diễn biến bão số 8, các trường có thể chủ động cho học sinh nghỉ học

(Baonghean.vn) - Đây là chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 8 và tình hình mưa lớn có thể xảy ra trên địa bàn.

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản yêu cầu Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp phòng chống cơn bão số 8.

Theo đó, trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 8 có thể đổ bộ trực tiếp vào Nghệ An, Sở yêu cầu các đơn vị cần xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên, cơ sở vật chất, công trình trường học trong trường hợp xảy ra bão mạnh, mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Mưa lũ nhiều tuyến đường ở các huyện miền núi có thể xảy ra nguy cơ ngập lụt, ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh. Ảnh: Cao Thái
Mưa lũ nhiều tuyến đường ở các huyện miền núi có thể xảy ra nguy cơ ngập lụt, ảnh hưởng đến việc đi lại của học sinh. Ảnh: Cao Thái

Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, bão để có các giải pháp ứng phó kịp thời; triển khai lực lượng xung kích, cứu hộ theo phương châm “bốn tại chỗ”. Nhanh chóng di dời máy móc, thiết bị dạy học, sách vở, tài liệu, hồ sơ lên tầng cao hoặc chuyển đến nơi an toàn, đặc biệt là các khu vực thấp  trũng, khu vực thường xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất..., hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.

Trong thời gian này, Sở cũng yêu cầu các đơn vị trực ban 24/24 giờ, duy trì thông tin liên lạc, thông báo ứng cứu kịp thời. Các nhà trường cũng có thể chủ động cho học sinh nghỉ học tùy theo diễn biến của bão, mưa lũ tại địa phương. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú, trong trường hợp có học sinh ở lại tại trường thì phải quản lý chặt chẽ học sinh, tuyệt đối không để học sinh tự ý ra khỏi khu vực trường trong mưa bão; đối với các trường thuộc hạ lưu thủy điện cần sẵn sàng các phương án ứng phó trong các trường hợp nhà máy thủy điện xả lũ, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Ngoài ra, cần tuyên truyền để phụ huynh quản lý con em khi  ở nhà, không di chuyển đến nơi nguy hiểm, qua cầu tràn, sông suối vớt củi, bắt cá khi mưa lũ. Trong trường hợp khẩn cấp, cần báo cáo nhanh bằng mọi cách cho cơ quan cấp trên để được hướng dẫn xử lý.

Thông báo nghỉ học của Trường THPT Thái Hòa. Ảnh: MH
Thông báo nghỉ học của Trường THPT Thái Hòa. Ảnh: MH

Liên quan đến tình hình mưa bão, hiện nhiều địa phương cũng đã chủ động xây dựng các biện pháp. Tại thị xã Cửa Lò, dù các trường chưa đi học trở lại nhưng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã đã chỉ đạo các đơn vị giáo dục chủ động rà soát cơ sở vật chất. Cắt tỉa cây xanh tránh nguy cơ gãy đổ. Chằng níu, khóa cửa sổ và cửa phòng học; di chuyển máy tính, thiết bị dạy học đến nơi an toàn, tránh hư hỏng, thiệt hại do mưa gió.

Tại huyện Kỳ Sơn, hiện thời tiết chưa có mưa nhưng nguy cơ lũ ống, lũ quét có thể xảy ra sau bão. Vì vậy, hiện Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng  đã sớm chỉ đạo các trường sẵn sàng biện pháp phòng chống mưa lũ, sạt lở. Trong đó, có một số địa bàn dọc sông, thường xuyên xảy ra lũ quét các năm trước như: Mường Típ, Mường Ải cũng đã chuẩn bị thêm phương án sơ tán học sinh. Do ảnh hưởng của bão số 8, nên thời điểm này Phòng cũng yêu cầu các trường giữ học sinh bán trú, nội trú ở lại, chưa cho về nhà nếu chưa đảm bảo an toàn.

Việc nghỉ học đang được các địa phương xem xét tùy theo tình hình thực tế. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo nếu bão trực tiếp đổ bộ vào tỉnh và trên địa bàn có mưa lớn thì các trường cần phải thông báo sớm cho phụ huynh, học sinh khi có quyết định nghỉ học để đảm bảo an toàn cho học sinh, tránh tình huống bất thường xảy ra khi các em đến trường.

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.