Nghề công tác xã hội: Thiếu chuyên nghiệp

(Baonghean) - Sau gần 6 năm triển khai Đề án phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020, kết quả phát triển nghề công tác xã hội ở Nghệ An còn những hạn chế. 

Cán bộ CTXH: Thiếu và yếu

Có mặt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tại xã Giang Sơn Đông (Đô Lương), nhìn những nhân viên tại đây chăm sóc những người mắc bệnh tâm thần, người già cô đơn không nơi nương tựa, mới cảm nhận tấm lòng của họ. Với nghề chăm sóc các đối tượng BTXH, hay còn gọi là nghề công tác xã hội, ngoài trái tim yêu thương, cần có bản lĩnh và những kỹ năng nhất định. rất cần cái “tâm” với nghề.

Nghề công tác xã hội tạm hiểu là nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già...). CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng.

Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, nghề công tác xã hội (CTXH) đã phát triển thành chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, nghề CTXH cũng đã được công nhận là một nghề theo Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 được phê duyệt tại Quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

Cùng làm nghề CTXH nhưng công việc của những người phụ trách CTXH ở xã, phường còn khó hơn rất nhiều so với những cán bộ tại các cơ sở, trung tâm bảo trợ xã hội. Chị Hồ Thị Hằng - cán bộ chính sách xã hội xã Nghĩa Mỹ (TX. Thái Hòa), chia sẻ: “Công việc của tôi tiếp cận hỗ trợ trẻ em mồ côi, người khuyết tật, người nghiện ma túy, người tâm thần lang thang trên địa bàn xã.

Ban đầu, khi mới làm nghề, do thiếu kỹ năng, kiến thức về nghề công tác xã hội nên tôi lúng túng trong việc tiếp cận đối tượng. Cách đây hơn 1 năm, tôi có tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, công việc có thuận lợi hơn nhưng thời gian tập huấn ngắn, chỉ trong 1 tuần, trong khi thực tế công việc rất đa dạng, phức tạp nên vẫn gặp nhiều khó khăn”.

Chăm sóc người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An. Ảnh: M.Q
Chăm sóc người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An. Ảnh: M.Q

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện Nghệ An có trên 134.00 đối tượng bảo trợ xã hội được hưởng trợ cấp thường xuyên, trong đó có khoảng gần 70.000 người cao tuổi (có gần 13.000 người cao tuổi cô đơn), trên 50.000 người khuyết tật, còn lại là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người bị mắc bệnh tâm thần, người lang thang… Tuy nhiên, toàn tỉnh mới chỉ có 8 cơ sở bảo trợ xã hội (5 cơ sở công lập và 3 cơ sở ngoài công lập) đang nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 580 đối tượng (gồm trẻ em, người già cô đơn và người khuyết tật).

Như vậy, số đối tượng bảo trợ xã hội đang sống tại cộng đồng, xã hội là rất lớn và điều này đòi hỏi sự vào cuộc của các cán bộ làm CTXH ở cơ sở. Tuy vậy, trên thực tế, đội ngũ cán bộ tham gia làm nghề công tác xã hội còn rất mỏng, thiếu chuyên nghiệp, phần lớn đều đang kiêm nhiệm chức danh khác ở địa phương, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm.

Ngoài 466 cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách tại các địa phương có tham gia làm CTXH, hiện chưa có địa phương nào xây dựng được mạng lưới cộng tác viên. Dù sau gần 6 năm triển khai thực hiện Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ, đã có gần 1.300 lượt người được tham gia tập huấn nâng cao kiến thức CTXH nhưng theo phản ánh của các cán bộ CTXH, các buổi tập huấn chủ yếu cung cấp các kiến thức chung chung, thiếu các kiến thức chuyên sâu, do vậy, hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội chưa cao, thiếu tính bền vững... Bên cạnh đó, mức hỗ trợ hàng tháng cho cộng tác viên còn thấp nên chưa có sức hấp dẫn để nhân rộng mô hình phát triển nhân viên CTXH cho các địa phương trong toàn tỉnh.

Cần có cơ chế phù hợp

Ông Hoàng Ngọc Châu - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết: Để thực hiện được tốt việc chăm sóc, hỗ trợ những nhóm đối tượng xã hội, hướng tới chuyên nghiệp nghề CTXH thì một trong những giải pháp hữu hiệu là phát triển nghề CTXH và tăng cường mở rộng mạng lưới các cơ sở CTXH.

Chăm sóc trẻ khuyết tật tại Trung tâm Mái ấm Thiên Ân. Ảnh: M.Q
Chăm sóc trẻ khuyết tật tại Trung tâm Mái ấm Thiên Ân. Ảnh: M.Q

Tuy nhiên, nhận thức về nghề CTXH tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa sâu rộng, dẫn đến sự phối hợp thực hiện, đầu tư nguồn lực để phát triển nghề giữa các cấp, ngành còn hạn chế; người dân còn e dè, thiếu chủ động trong tiếp cận các dịch vụ. 

Ông Nguyễn Đăng Dương - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định: “Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người càng tăng ­cao thì không chỉ người nghèo, người yếu thế mới cần đến sự trợ giúp xã hội mà với những người có mức sống cao, dịch vụ xã hội của họ cũng càng lớn.

Từ thực tế trên đòi hỏi cần có nhiều hơn nữa sự chung tay, chung sức của cả cộng đồng đối với sự phát triển nghề CTXH, trong đó một yếu tố quan trọng là nâng cao hơn nữa hiểu biết và nhận thức của toàn xã hội đối với nghề CTXH. Ngoài ra, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng; đồng thời các ngành liên quan như Nội vụ, Tài chính cần phối hợp sâu sát hơn với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để có cơ chế hỗ trợ, nâng cao mức thu nhập cho những người làm nghề CTXH để họ yên tâm công tác”.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định lấy ngày 25/3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt Nam” nhằm tôn vinh giá trị cao quý, ý nghĩa nhân văn của nghề công tác xã hội, đồng thời, thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp hoàn cảnh khó khăn và phát huy vai trò của người làm công tác xã hội.

Minh Quân

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.