(Baonghean.vn) - Với trên 1.000 ha mét, huyện miền núi Tương Dương là địa bàn tiềm năng về nguyên liệu để làm đồ thủ công mỹ nghệ, trong đó nghề làm đũa ở bản Lau, xã Thạch Giám đã tạo ra công ăn việc làm, cho thu nhập khá cho đồng bào.
|
Xã Thạch Giám là một trong 7 xã có diện tích mét nhiều nhất huyện Tương Dương, với diện tích gần 200 ha. |
|
Theo ông Vy Đình Xuân, bản Lau, xã Thạch Giám cho biết: Trong bản hiện nay có gần 10 hộ làm nghề vót đũa. Để có được những đôi đũa đạt chất lượng, người dân phải tuyển chọn những cây mét già, ít nhất là 4 năm trở lên. Theo đó, mọi công đoạn để cho ra một đôi đũa đều được làm thủ công. |
|
Nghề làm đũa chủ yếu dành cho những người trung niên, cao tuổi trong bản. Để cho ra những chiếc đũa đều, đẹp, người vót không chỉ phải có kỹ thuật, mà còn cần sự kiên nhẫn, và khéo léo của đôi tay. |
|
Sau công đoạn vót, bà con cho đũa "ăn" muối. |
|
Tiếp đó đổ nước vào để ngâm khoảng 1 tiếng |
|
...và tiếp nữa là công đoạn luộc đũa. Theo kinh nghiệm của bà con, đôi đũa vừa đủ muối, đủ lửa khi sử dụng mới bền, không xảy ra hiện tượng mốc, mọt,... |
|
Sau khi đã được luộc kỹ, đũa sẽ được đưa ra phơi khô, từ 3 ngày nắng trở lên. |
|
Với giá bán hiện nay, từ 1.500 đồng đến 2.000 đồng/ một đôi đũa, theo đó mỗi ngày một lao động có thể kiếm được 100 đến 120 nghìn đồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy do mang tính tự phát, manh nún, nhỏ lẻ, nên nghề vót đũa nói riêng, nghề thủ công mỹ nghệ nói chung, chưa thực sự phát huy hết lợi thế và tiềm năng của địa phương. Chính vì vậy, rất cần sự quan tâm của các cấp ngành trong việc hỗ trợ xây dựng làng nghề, cũng như giới thiệu và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm của bà con. |
Lữ Phú