Nghi lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại

Việc xây dựng các ngôi đền thờ của người Ai Cập cổ đại đều bắt đầu bằng nghi lễ động thổ giống người hiện đại.
 Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin
Hình vẽ mô tả lễ động thổ của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Ancient origin
Lễ động thổ của người Ai Cập gọi là "nghi thức nền móng". Trong lễ, họ xin các vị thần bảo hộ công việc xây dựng, cũng như hoàn thành những cấu trúc quan trọng nhất. Buổi lễ khởi công ngôi đền thờ bao gồm 8 nghi lễ, do các vị Pharaoh trực tiếp chỉ đạo, hoặc tiến hành dựa trên danh nghĩa của Pharaoh.
Trong chuỗi nghi lễ, việc đầu tiên là dùng dây thừng nhỏ đo kích thước công trình và căn chỉnh hướng ngôi đền theo tinh tú hoặc la bàn. Buổi lễ liên kết chặt chẽ với Seshat, vị nữ thần chữ viết và đo lường.
Nhiều người cho rằng, người Ai Cập cổ đại sử dụng một cây gậy có vết khía hình chữ V để quan sát chòm sao Gấu Lớn, giúp họ tính toán chính xác vị trí của phương Bắc và hướng công trình xây dựng.
Phần nghi lễ tiếp theo là "cuốc đất", gần giống với lễ động thổ thời hiện đại. Pharaoh (hoặc tu sĩ đại diện cho Pharaoh) đào rãnh đầu tiên của ngôi đền bằng  cuốc gỗ, tượng trưng cho việc cắt ngang qua Trái Đất tới giới hạn trên của Nun, vị thần nước nguyên thủy. Pharaoh sau đó dùng khuôn gỗ đúc một viên gạch bùn và đặt nó vào móng, đại diện cho những viên gạch đầu tiên sử dụng cho công trình.
Pharaoh đổ một lớp cát mỏng từ bờ sông Nile đến các rãnh ở phần móng. Thợ xây dựng sẽ lấp đầy phần còn lại bằng cát lấy từ sông Nile, khiến phần nền của công trình trở nên mịn hơn. Pharaoh dùng đòn bẩy bằng gỗ đẩy khối đá lớn vào một góc của ngôi đền, báo hiệu bắt đầu công việc xây dựng. Khi công trình hoàn tất, ngôi đền sẽ được thanh tẩy trước khi đưa vào sử dụng.
Phần cuối cùng là nghi lễ hiến dâng ngôi đền cho vị thần. Pharaoh đứng trước hình ảnh vị thần đang ngồi trong ngôi đền, làm lễ và cầu nguyện. Nhiều loài động vật trở thành vật hiến tế.
Các nhà khảo cổ hiện đại cũng phát hiện thấy tiền, đĩa gốm, bát, đồ lễ dâng cúng (làm bằng sứ, đá vôi, gỗ) chôn cất tại những nơi quan trọng, xung quanh công trình xây dựng của người Ai Cập cổ đại.
Theo VnExpress

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.