Nghị lực của cậu học trò nghèo chịu nỗi đau mồ côi khi cận ngày thi

(Baonghean.vn) - Hoàn cảnh gia đình khó khăn, ngày thi cận kề, mẹ đột ngột qua đời, nỗi đau tưởng chừng như không thể vượt qua, vậy mà cậu học trò nghèo Nguyễn Văn Mạnh vẫn cố nuốt nước mắt để ôn thi. Kết quả em đã đạt điểm cao nhất khối A1 Trường THPT Đô Lương 1.

Những ngày giữa tháng 8, trời nắng rát da, vậy mà em Nguyễn Văn Mạnh ở làng Khe Hương, xã Văn Sơn, huyện Đô Lương vẫn phải ra đồng cắt cỏ về cho bò ăn. Từ ngày mẹ mất, cha bận đi làm công cho một xưởng mộc, Mạnh thay cha quần quật lao động suốt ngày, từ việc đồng áng, làm vườn, giặt giũ, nấu ăn, dạy cho em học bài...

Mỗi sáng thức dậy, trước khi lao động, Mạnh lại đến bên bàn thờ mẹ, nhìn mẹ qua bức ảnh, thắp cho mẹ một nét hương, mong mẹ siêu thoát bên suối vàng, mong mẹ phù hộ độ trì cho cha và anh em Mạnh được bình an.

Nguyễn Văn Mạnh đạt số điểm cao nhất khối A1 Trường THPT Đô Lương 1. Ảnh: Phương Liên
Nguyễn Văn Mạnh đạt số điểm cao nhất khối A1 Trường THPT Đô Lương 1. Ảnh: Phương Liên

Mạnh kể: “Sau 3 ngày mẹ mất, bố và bà nội động viên em học, ngày đầu em không học được, cứ nghĩ đến mẹ. Những ngày đó, em chỉ ôn tập lại kiến thức chứ không làm thêm được bài mới. Rồi em lấy lại cân bằng, cố giữ tinh thần, tập trung hết sức mình để học, với mục đích không phụ công cha mẹ, nhất là mẹ, bởi mẹ kỳ vọng nhiều vào bản thân em”.

Trước đó, vào ngày 27/6, mẹ Mạnh là chị Tăng Thị Mỷ (SN 1974) sau nhiều ngày cật lực làm ruộng, gieo lúa giữa thời tiết nắng nóng đã bị kiệt sức, tối về đau đầu choáng váng, ngày hôm sau chị đã đột ngột qua đời tại bệnh viện do bị xuất huyết não. Chị Mỷ mất để lại nỗi đau xót khôn nguôi cho gia đình, họ hàng, bạn bè và bà con lối xóm.

Nén nỗi buồn, những ngày cuối cùng trong chặng đua nước rút chuẩn bị cho kì thi Tốt nghiệp THPT 2021, Mạnh đã vượt lên như chính cái tên mà bố mẹ đặt cho mình. 
Vượt qua nỗi đau, Mạnh luôn chăm chỉ học tập. Ảnh: Phương Liên

Vượt qua nỗi đau, Mạnh luôn chăm chỉ học tập. Ảnh: Phương Liên

Để phòng dịch Covid 19, em không thể  gặp gỡ với thầy cô và bạn bè để trao đổi nội dung ôn tập. Mạnh không có máy tính, em chỉ có chiếc điện thoại cũ kĩ, màn hình chập chờn lúc nhòe, lúc rõ, dùng ké mạng Internet hàng xóm làm phương tiện liên lạc, chia sẻ thông tin. Dù thời tiết nóng bức, gió Lào bỏng rát, em vẫn cặm cụi chuyên cần tự học. Để học tốt, Mạnh đọc kỹ sách giáo khoa rồi mới làm bài tập. Em cũng mua vài cuốn sách, thi thử trên mạng, mỗi tuần thi 2 lần.

Mạnh thay cha làm đủ mọi việc trong gia đình. Ảnh: Phương Liên

Mạnh thay cha làm đủ mọi việc trong gia đình. Ảnh: Phương Liên

Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là minh chứng cho ý thức vượt lên nghịch cảnh, biến ước mơ thành động lực của em Nguyễn Văn Mạnh. Với kết quả thi vào Đại học em đạt 27,85 (Toán  9; Lí 9,25; Tiếng Anh 9,6), em đã giành ngôi Thủ khoa khối A1 của trường THPT Đô Lương 1, trở thành tấm gương tiêu biểu học sinh nghèo vượt khó năm học 2020 - 2021.

Những gì đạt được không phải quá bất ngờ với Nguyễn Văn Mạnh. Trong suốt quá trình học tập, em luôn thể hiện sự cần cù, chăm chỉ và sáng tạo. Dù hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, em vẫn kiên trì quyết tâm học tâp, rèn luyện xứng đáng với danh hiệu Học sinh giỏi toàn diện. Trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh do Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An tổ chức vào tháng 10/2020, em đã giành giải Ba môn Vật Lí. Ghi nhận và biểu dương ý thức phấn đấu tích cực của em, ngày 3/4/2021, Chi bộ Trường THPT Đô lương 1 đã làm lễ kết  nạp Nguyễn Văn Mạnh vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện tại, Nguyễn Văn Mạnh đang chuẩn bị trở thành tân sinh viên ngành Điều khiển tự động hóa, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Em khao khát được trải nghiệm và trưởng thành trong một môi trường học tập hiện đại, năng động để có thể cải thiện cuộc sống gia đình, đồng thời góp phần cống hiến tâm sức cho quê hương, đất nước. Trước khi bước vào giảng đường, em vẫn chăm chỉ chuyên cần với công việc nhà nông, sáng ra đồng cắt cỏ, chiều lên đồi nhặt củi, hái chè.

Con đường em đang hướng tới chắc sẽ còn nhiều gian truân, bởi 1 trong 2 trụ cột lao động của gia đình đã không còn. Kinh phí gia đình chu cấp cho em ăn học sẽ rất khó khăn.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.