Nghi thức hôn nhân của người Công giáo

An Thanh (tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Hôn nhân Công giáo được xem là định chế lâu đời của Giáo hội và có giá trị đến hiện tại như thửa ban sơ. Hôn nhân biểu trưng của tình yêu Thiên Chúa với con người, chính vì vậy hôn nhân Công giáo là một bí tích (Dấu tích bí nhiệm) để mang lại hạnh phúc gia đình.

Giáo hội có nhiều thủ tục cần thiết để cho đôi bạn chuẩn bị hành trang để sống đời sống gia đình. Hôn nhân của Công giáo có những điểm khác biệt sau:

1. Hôn nhân phải xuất phát từ tình yêu:

 
Người Công giáo rất coi trọng tình yêu, nhất là tình yêu vợ chồng, vì thế đôi nam nữ trước khi đến trình diện với cha xứ phải qua quá trình tìm hiểu và yêu thương nhau. Cả hai đều tự nguyện yêu thương nhau mà không bị ràng buộc hay ép thúc từ bất cứ một người thứ ba nào khác, khi đã xác định đời sống hôn nhân, hai người mới quyết định lấy nhau, đến trình diện với cha xứ nơi hai người sinh sống.
2. Học giáo lý:
Giáo lý hôn nhân là hành trang mà Giáo hội chuẩn bị cho đôi bạn trẻ bước vào đời sống gia đình với một kiến thức nhất định về đạo cũng như đời. Thông thường thời gian học cho cả hai người đều là Ki-tô hữu khoảng 6 tháng, còn nếu là tân tòng (những người trở lại đạo) thời gian học sẽ lâu hơn.
3. Rao hôn phối:
Sau khi học hỏi giáo lý hôn nhân xong, nếu hai bên quyết định dứt khoát kết hôn, thì trình cho cha xứ bên nhà gái biết. Ngài sẽ làm lời rao hôn phối và rao trong ba Chúa nhật ở giáo xứ của mỗi bên.
Việc rao hôn phối tại mỗi xứ nhằm để cho mọi người trong cộng đoàn biết, thêm lời cầu nguyện và xem xét có gì ngăn trở thì giải quyết trước hoặc trình báo với cha xứ, đồng thời cũng để ấn định lễ cưới.
4. Cử hành thánh lễ bí tích hôn phối:
 
Đây là ngày trọng đại, linh thiêng nhất của đôi uyên ương, khi đã hoàn thành khóa học giáo lý hôn nhân, hai người quyết định kết hôn với nhau. Thánh lễ cử hành bằng các nghi thức phụng vụ đặc biệt, các bài đọc dành riêng, nghi thức hôn phối được bắt đầu sau bài Phúc âm và bài giảng, gồm ba phần:
Phần một: Thẩm vấn đôi tân hôn
Chủ tế lần lượt hỏi cô dâu và chú rể ba câu hỏi về sự tự do, về việc yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời và về việc đón nhận con cái. Những câu hỏi này nhằm giúp đôi tân hôn chính thức xác nhận trước mặt mọi người rằng họ thực sự ý thức và trưởng thành khi quyết định kết hôn, nghĩa là có sự tự do để lấy nhau, chấp nhận ý nghĩa và mục đích của hôn nhân là yêu thương và chung thủy với nhau, sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái.
Phần hai: Trao đổi lời thề hứa
Đây là phần chủ yếu của bí tích Hôn phối. Đôi tân hôn sẽ trao đổi lời thề hứa nhận nhau làm vợ làm chồng và cam kết trung thành với nhau suốt đời.
Phần ba: Làm phép và trao nhẫn cưới
Khi cả hai người đã đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, người chứng giám sẽ tuyên bố hai người chính thức trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ trao nhẫn và hôn cô dâu trước mặt mọi người như để công khai cuộc hôn nhân của họ với tất cả.
 
Chiếc nhẫn với hình vòng tròn được người Thiên Chúa coi là biểu tượng của sự trường tồn và vĩnh cửu. Chính vì vậy nhẫn là vật không thể thiếu và được chú rể trao cho cô dâu như lời hứa hẹn họ sẽ sống trọn đời bên nhau.
Tại một số đám cưới của người Thiên Chúa bạn sẽ thấy cô dâu và chú rể, mỗi người cầm một ngọn nến. Đừng ngạc nhiên vì mỗi cây nến họ cầm tượng trưng cho cuộc sống riêng của mỗi người trước khi kết hôn. Cả hai sẽ dùng cây nến của mỗi người thắp chung một cây nến khác và cùng thổi tắt cây nến riêng của họ.
Tiếp đến, đôi tân hôn, hai người chứng và linh mục cùng ký tên vào Sổ Hôn phối. Sổ này được lưu trong văn khố của giáo xứ. Việc ký tên này cũng có thể được thực hiện sau thánh lễ.
Nghi thức Hôn phối kết thúc. Thánh lễ tiếp tục. Sau kinh Lạy Cha có một lời nguyện đặc biệt cầu cho đôi tân hôn. Hội Thánh khẩn cầu Chúa ban đầy ân sủng và phúc lộc cho đôi tân hôn để bản thân họ được thánh thiện và hạnh phúc, gia đình họ được hòa thuận và bền vững. Hội Thánh cũng nguyện xin ơn Thánh Thần cho họ vì “Chúa Thánh Thần là dấu ấn hôn ước của họ, là nguồn mạch tình yêu của họ, là sức mạnh giúp họ chung thủy./.

tin mới

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Vẻ đẹp đền Cuông

Vẻ đẹp cổ kính của đền thiêng trên núi Mộ Dạ

(Baonghean.vn) - Với vẻ đẹp độc đáo, linh thiêng, đền Cuông ở xã Diễn An (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là điểm đến hấp dẫn của người dân và du khách muôn phương trong hành trình du lịch văn hóa tâm linh hướng về nguồn cội. 

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.