Nghịch lý đường vào khu tái định cư Cà Moong

(Baonghean.vn) - Là một trong các khu tái định cư của dự án trọng điểm dự án Thủy điện Bản Vẽ, hệ thống đường giao thông vào bản Cà Moong (xã Lượng Minh, huyện Tương Dương) lẽ ra phải đạt quy chuẩn. Thế nhưng, thực tế hoàn toàn trái ngược lại. 

g
Để thực hiện dự án thủy điện Bản Vẽ, năm 2011, 130 hộ dân bản Cà Moong (xã Kim Đa cũ) phải di chuyển đến sống tại khu vực Khe Pông (xã Lượng Minh). Muốn vào khu TĐC Cà Mong, trước hết phải đi thuyền từ Bản Vẽ ngược bến Cà Moong.
Phải mất khoảng 30 phút đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ mới đến được bến Cà Moong.
Phải mất khoảng 30 phút đi thuyền trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ mới đến được bến Cà Moong.
Từ bến Cà Moong, cần phải tiếp tục
Từ bến Cà Moong, tiếp tục phải vượt con đường độc đạo để vào được khu tái định cư.
Theo quy định thì đường từ bến thuyền vào khu TĐC Cà Moong phải được xây dựng chuẩn đường loại A, tức là kết cấu mặt đường phải được xây dựng bằng các vật liệu cứng. Thế nhưng, tuyến đường này mới được san nền đất, chỉ sau một cơn mưa nhỏ đã nhão nhoét, trơn trượt.
Theo quy định thì đường từ bến thuyền vào khu TĐC Cà Moong dài 3km phải được xây dựng chuẩn đường loại A,  tức là kết cấu mặt đường phải được xây dựng bằng các vật liệu cứng. Thế nhưng, tuyến đường này mới được san nền đất, chỉ sau một cơn mưa nhỏ đã nhão nhoét, trơn trượt.
h
Đường được thiết kế với chiều rộng nền đường là 6m, mặt đường là 4m nhưng nay mặt đường có đoạn chỉ còn khoảng 2m. Có 2 điểm điếm sạt lở mạnh, khoét sâu vào đến tim đường.
v
Bản Cà Moong có đến 146 hộ, 760 khẩu. Các đoạn đường nội bản đều lởm chởm đá núi, chằng chịt như mạng nhện.
v
Đây là khe suối nhưng cũng đồng thời là đường đi lại của người dân. 
n
Một số đoạn đường dốc gần như thẳng đứng, đi bộ đã khó khăn, chưa nói đến đi xe máy.
2.jpg
Tuyến đường nội vùng tái định cư chưa được đầu tư xây dựng đang. Nhiều người đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của chủ đầu tư là Ban quản lý dự án Thủy điện Bản Vẽ với người dân như thế nào.
n
Người già trong bản muốn đi ra bến để về khu vực sản xuất thường chọn cách đi bộ để đảm bảo an toàn.
1.JPG
Mỗi tháng, chiếc xe của anh Ốc Văn May phải thay 1 đôi lốp mới chống chọi được tuyến đường trơn trượt vào bản Cà Moong.
f
Sau mỗi lần ra vào khu tái định cư, xe của anh Ốc Văn May lấm lem bùn đất. Anh phải rửa xe để lần sau sử dụng có độ ma sát, chống trơn trượt.


Phạm Bằng - Nhật Lân

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.