Ngoại trưởng Lavrov: Phương Tây không thể thay đổi việc Crimea là một phần của Nga

Hoàng Bách (Theo TASS)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Nhà ngoại giao số 1 của Nga cũng khẳng định rằng, 7 năm trước, các công dân của Crimea đã bỏ phiếu sáp nhập vào Nga "hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế".
Ảnh minh họa: TASS
Ảnh minh họa: TASS

Ngày 16/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết, những hành động của phương Tây không thể thay đổi thực tế rằng Crimea hiện là một phần của nước Nga và sẽ vĩnh viễn là như vậy.

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Krym-24 nhân kỷ niệm 7 năm sự kiện Nga sáp nhập Crimea, ông phát biểu: "Tương lai của Crimea sẽ gắn liền với nước Nga mãi mãi. Dù người ta có thích điều đó hay không. Chẳng có hành động nào của các quốc gia phương Tây do Mỹ đứng đầu có thể thay đổi thực tế này, dù từ góc nhìn luật pháp quốc tế, hay từ góc độ chính trị hoặc đạo đức".
Ông nhắc lại rằng, 7 năm trước, người dân Crimea đã bỏ phiếu ủng hộ gia nhập Nga "hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế". Ông nhấn mạnh: "Điều này nhằm thực thi quyền tự quyết của các quốc gia, tuân thủ nội dung trong Hiến chương Liên hợp quốc, là cách duy nhất để bảo vệ các lợi ích, phẩm giá và sinh mệnh của người dân Crimea, trong bối cảnh nhiều mối đe dọa từ những người theo đường hướng dân tộc chủ nghĩa và tân phát xít đã lên cầm quyền ở Kiev sau cuộc đảo chính vũ trang vi hiến".
Vị Bộ trưởng này cam kết rằng hoạt động ngoại giao của Nga sẽ tiếp tục "các nỗ lực nhằm khiến các đối tác nước ngoài rốt cuộc nhìn thấy các thực tế của việc Crimea đang trở về quê hương".

Theo TASS, Cộng hòa Crimea và Sevastopol - một thành phố nằm trên bán đảo Crimea, có phần lớn cư dân là người Nga, đã từ chối công nhận tính chính danh của giới chức nắm quyền sau các cuộc bạo động trong đảo chính hồi tháng 2/2014 tại Ukraine. Crimea và Sevastopol đã tuyên bố độc lập từ ngày 11/3/2014, tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16/3/2014 về việc ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Liên bang Nga. 

Tổng thống Nga Putin đã ký các hiệp ước thống nhất vào ngày 18/3/2014 và các văn kiện này được Quốc hội Liên bang Nga thông qua ngày 21/3.

Tuy nhiên, Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu hiện vẫn từ chối công nhận Crimea là một phần của Nga.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.