Ngoại trưởng Mỹ công bố một loạt sáng kiến ở Ấn Độ Dương –Thái Bình Dương

Lan Hạ (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Với mục đích xây dựng chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” của Tổng thống Donald Trump, ngày 30/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố một loạt sáng kiến đầu tư ở châu Á tập trung vào kinh tế số, năng lượng và cơ sở hạ tầng
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Getty
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: Getty
Việc công bố các sáng kiến của Ngoại trưởng Pompeo, được tiến hành tại một diễn đàn của Phòng Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington, đúng vào thời điểm bất đồng thương mại với Trung Quốc trao cho ngành ngoại giao thương mại của Mỹ lợi thế cạnh tranh sắc bén hơn. 

Phát biểu với báo giới, ông Brian Hook - cố vấn chính sách cấp cao của Ngoại trưởng Pompeo nhận xét: “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chắc chắn là một ưu tiên của các nhà hoạch địch chính sách Mỹ ở nhánh hành pháp và tại Quốc hội”. 

Trên trang web của mình, Phòng Thương mại Mỹ cho biết, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể chiếm 1/2 nền kinh tế toàn cầu trong vòng nhiều thập kỷ tới, song vẫn cần đầu tư gần 26.000 tỷ USD để hoàn thiện tiềm năng này. 

Theo ông Hook, các sáng kiến và tài trợ mới của Mỹ sẽ tập trung vào kinh tế số, năng lượng và cơ sở hạ tầng, song ông không nêu khoản tiền đầu tư. Ông Hook nêu rõ, cách tiếp cận của Mỹ đối với sự phát triển trong khu vực không nhằm mục đích cạnh tranh với "Sáng kiến Vành đai và Con đường" của Trung Quốc, vốn bao gồm hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng do nhà nước chi phối, nối châu Á với nhiều khu vực ở châu Phi và châu Âu.

Theo ông Hook: “cách thức tiếp cận của chúng tôi là duy trì vai trò của chính phủ ở mức rất khiêm tốn và tập trung vào việc giúp đỡ các doanh nghiệp làm những gì mà họ phát huy tốt nhất”.

Vị cố vấn chính sách này cho biết, Washington “hoan nghênh” các đóng góp của Trung Quốc đối với sự phát triển khu vực, song mong muốn Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, pháp quyền và tài trợ bền vững.

Ông Hook nhấn mạnh: “Chúng tôi biết mô hình can dự kinh tế của Mỹ là lành mạnh nhất cho các quốc gia trong khu vực. Đó là mô hình chất lượng cao, minh bạch và bền vững về mặt tài chính”.

Ngoài Ngoại trưởng Pompeo, tham dự diễn đàn còn có Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, cùng với các quan chức từ Nhật Bản, Australia, Singapore, Ấn Độ và Indonesia.

tin mới

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại". 

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

Chính trị gia Pháp: Lời đe dọa 'vô trách nhiệm' của Tổng thống Macron sẽ dẫn đến Thế chiến III

(Baonghean.vn) - Ứng cử viên Nghị viện châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (Pháp) Mathieu Valais cho rằng, những tuyên bố lặp đi lặp lại của Tổng thống Emmanuel Macron về việc gửi quân đội NATO đến Ukraine là "vô trách nhiệm", và trên thực tế sẽ không dẫn đến điều gì tốt đẹp.  

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.