Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên

Theo Thành Đạt (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Làng Panmunjom, nơi diễn ra lễ ký kết thỏa thuận đình chiến sau chiến tranh liên Triều, tiếp tục chứng kiến một dấu mốc quan trọng nữa trong lịch sử thăng trầm của Triều Tiên và Hàn Quốc khi quan chức hai nước gặp nhau hôm nay 9/1 sau thời gian dài đóng băng quan hệ.
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 1
Hôm nay 9/1, lần đầu tiên sau hơn hai năm căng thẳng, các quan chức cấp cao của Triều Tiên và Hàn Quốc đã gặp mặt trực tiếp để hội đàm chính thức tại làng đình chiến Panmunjom ở khu phi quân sự liên Triều (DMZ) - nơi chia tách biên giới hai nước. Sau khi chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đình chiến kết thúc chiến tranh liên Triều (1950-1953), Panmunjom là nơi duy nhất tại khu DMZ mà các binh sĩ Triều Tiên và Hàn Quốc đối mặt nhau hàng ngày. Trong ảnh: “Ngôi nhà hòa bình” ở làng Panmunjom - nơi diễn ra cuộc hội đàm giữa Hàn Quốc và Triều Tiên hôm nay 9/1. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 2
Tại làng Panmunjom có 6 ngôi nhà được sơn màu trắng và xanh nằm dọc theo đường ranh giới liên Triều và cũng có các phòng hội họp được hai nước sử dụng chung. Trong ảnh: Lính Hàn Quốc đứng bên ngoài phòng họp của Ủy ban đình chiến quân sự thuộc Bộ Chỉ huy Liên Hợp Quốc ở khu DMZ. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 3
Khi các phòng hội họp chung ở làng đình chiến Panmunjom được phía Hàn Quốc sử dụng, các binh sĩ Triều Tiên thường nhìn qua cửa sổ để theo dõi diễn biến bên trong. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 4
Giới chức Triều Tiên và Hàn Quốc có thể gặp nhau ở bên trong các ngôi nhà tại làng đình chiến Panmunjom và khách du lịch cũng có thể tới thăm khu vực này. Binh sĩ Triều Tiên cũng thỉnh thoảng chụp ảnh các căn phòng khi phía Hàn Quốc sử dụng. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 5
Biên bản sau các cuộc họp của Ủy ban Giám sát các quốc gia trung lập (NNSC), lực lượng giám sát hòa bình biên giới liên Triều, được đặt trong hòm thư tại một phòng họp ở làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 6
Những chiếc bàn từng được Triều Tiên và Hàn Quốc sử dụng để ký thỏa thuận đình chiến vào ngày 27/7/1953 ở làng Panmunjom. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 7
Ở bên ngoài các căn phòng tại làng đình chiến Panmunjom, Triều Tiên thường thuê công nhân quét dọn dưới sự giám sát của các lính gác. Quân đội Triều Tiên và Hàn Quốc đều hiện diện ở DMZ với hàng chục nghìn binh sĩ ở cả hai bên. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 8
Các công nhân cắt cỏ ở khu vực phía Triều Tiên tại làng đình chiến Panmunjom. Ảnh: Reuters
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 9
Cầu “Không trở lại” ở làng Panmunjom được dùng làm nơi trao đổi tù nhân chiến tranh. Họ có thể chọn đi về phía Triều Tiên hoặc Hàn Quốc qua cây cầu này theo thỏa thuận năm 1953 và khi đã lựa chọn, họ sẽ không bao giờ được trở lại phía bên kia. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 10
Cuộc sống ở Panmunjom và các ngôi làng xung quanh vẫn diễn ra bình thường. Các cửa hàng vẫn mọc lên, trẻ em vẫn đến trường và những người nông dân vẫn ra đồng. Chỉ có điều, không khí căng thẳng vẫn luôn hiện hữu ở khu vực này. Trong ảnh: Các binh sĩ Triều Tiên bước qua một bức tranh tuyên truyền ở làng Panmunjom. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 11
Những người Hàn Quốc xem bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên trên truyền hình bên trong một cửa hàng ở gần làng Panmunjom. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 12
Tại làng Daeseong-dong, phía nam đường ranh giới phân chia Triều Tiên - Hàn Quốc ở khu DMZ, ngôi trường đặc biệt đã được xây dựng dành cho trẻ em Hàn Quốc. Trẻ em đi học dưới sự giám sát chặt chẽ của các binh sĩ Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 13
Daeseong-dong là ngôi làng duy nhất dân thường có thể ở trong khu DMZ. Tại đây, các binh sĩ Mỹ thường tới dự lễ tốt nghiệp của các học sinh. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 14
Khách du lịch có thể đến Panmunjom bằng tàu. Trong ảnh: Bên ngoài lối vào nhà ga Dorasan - điểm dừng cực bắc của hệ thống đường tàu Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 15
Khách du lịch tới tham quan các phòng họp được canh gác cẩn mật ở làng Panmunjom. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 16
Khách du lịch chụp ảnh ở Panmunjom. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 17
Camera an ninh chiếu các hình ảnh ở đường hầm thứ 3, một trong 4 đường hầm từng do Triều Tiên xây dựng để đưa quân vào Hàn Quốc. Khách du lịch có thể tới thăm khu vực này. Ảnh: New York Times
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 18
Đài quan sát ở Panmunjom cho phép khách du lịch quan sát về phía Triều Tiên. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 19
Các đồ lưu niệm được bán ở khu DMZ Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 20
Là một trong những khu vực biên giới được vũ trang dày đặc nhất thế giới, DMZ được quân đội Hàn Quốc và Triều Tiên trang bị dày đặc bãi mìn, các hàng rào dây thép gai, hàng rào điện tử, camera trinh sát và các trạm kiểm soát quân sự. Ảnh: Getty
Ngôi làng chứng kiến lịch sử thăng trầm của bán đảo Triều Tiên ảnh 21
Hàn Quốc và Triều Tiên đều đặt đường dây nóng ở làng đình chiến Panmunjom để trao đổi trong trường hợp cần thiết. Ảnh: Getty

tin mới

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.