Ngồi ở nhà làm thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe và nộp phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông

Theo PV (chinhphu.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Từ ngày 2/7, người dân có thể ngồi nhà nộp phạt trực tuyến nếu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, gia hạn bảo hiểm y tế, chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
Cảnh sát giao thông Thành phố Vinh xử lý vi phạm trật tự ATGT. Ảnh tư liệu
Cảnh sát giao thông Thành phố Vinh xử lý vi phạm trật tự ATGT. Ảnh tư liệu

Trước đó, sáng 1/7 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bảo hiểm xã hội Việt Nam họp báo công bố việc tích hợp thêm 6 dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, đánh dấu thời điểm có 725 dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.

Sáu dịch vụ công được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia từ ngày 1/7 bao gồm: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Cấp đổi giấy phép lái xe mức độ 4; nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Cảnh sát giao thông (phạm vi toàn quốc); nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của thanh tra giao thông.

Như vậy, từ tháng 7/2020, người dân có thể ngồi nhà nộp phạt trực tuyến nếu vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông, đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện và dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính sẽ triển khai đồng loạt trên toàn quốc...

Qua gần 7 tháng đi vào vận hành, từ 8 nhóm dịch vụ công ban đầu ở thời điểm khai trương, khi tích hợp thêm 6 dịch vụ công vào ngày mai thì Cổng Dịch vụ công Quốc gia có 725 dịch vụ công cung cấp cho người dân, doanh nghiệp.

"Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã bước đầu được người dùng đón nhận, phát huy tốt chức năng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Nếu chỉ tính riêng các dịch vụ công thiết yếu được tính hợp từ ngày 1/7 đã có thể giúp tiết kiệm chi phí xã hội khoảng 1.686 tỷ đồng/năm," Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết.

Điểm chung của 6 dịch vụ công đưa lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia sắp tới chú trọng đến vấn đề thanh toán điện tử. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh thanh toán điện tử, đặc biệt khi dịch COVID-19 mang đến thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để đẩy mạnh chuyển đổi số, thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến.

Từ thời điểm khai trương ngày 9/12/2019 đến nay, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp với 18 bộ, ngành, 63/63 địa phương, 12 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, trung gian thanh toán. Tiếp nhận, xử lý hơn 6.600 phản ánh, kiến nghị và hỗ trợ, giải đáp hơn 14.800 cuộc gọi tới tổng đài.

Them 6 dich vu moi phuc vu nguoi dan tren Cong Dich vu cong Quoc gia hinh anh 1

Tính đến 28/6, đã có hơn 178.000 tài khoản đăng ký; hơn 46,3 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin và thực hiện dịch vụ; hơn 10,5 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái để phục vụ tra cứu, theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính; hơn 151.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó có 889 hồ sơ của người sử dụng lao động đề nghị hỗ trợ vay vốn hoặc hỗ trợ lao động tạm ngừng việc, nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, mặc dù hệ thống thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công của Cổng Dịch vụ công Quốc gia mới đưa vào thực hiện từ tháng 3/2020 nhưng đến nay, sau 3 tháng triển khai, đã tích hợp, cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến với 6 bộ, ngành và 31/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đã có hơn 2.100 lượt giao dịch thành công.

Qua tài khoản Cổng Dịch vụ công Quốc gia, các doanh nghiệp có thể thực hiện thủ tục tại tất cả các bộ, ngành, địa phương và thực hiện thanh toán trực tuyến các nghĩa vụ tài chính liên quan. Cùng việc thúc đẩy thực hiện hoàn toàn trên môi trường điện tử, ưu điểm rất lớn của việc nộp hồ sơ hoặc thực hiện các thủ tục hành chính thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia là tạo thêm kênh giám sát việc thực hiện, bảo đảm tính minh bạch. Quá trình giải quyết được thông tin tới các doanh nghiệp, đồng thời, Văn phòng Chính phủ cũng đồng hành đôn đốc, theo dõi và chấn chỉnh kịp thời các vướng mắc, khó khăn trong việc giải quyết./.

tin mới

Đi tìm nguyên nhân UBND tỉnh hủy bỏ Dự án chợ Cầu Thông

Đi tìm nguyên nhân UBND tỉnh hủy bỏ Dự án chợ Cầu Thông

(Baonghean.vn) - Đầu năm 2024, một thông tin rất được dư luận quan tâm là UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định 64/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản pháp lý đối với Dự án đầu tư xây dựng chợ Cầu Thông (Dự án chợ Cầu Thông), nằm trên đường Nguyễn Thiếp tại phường Trung Đô, thành phố Vinh.

‘Khai tử’ dự án treo bên bờ Nam sông Vinh

‘Khai tử’ dự án treo bên bờ Nam sông Vinh

(Baonghean.vn) - Quy hoạch chi tiết xây dựng Dự án Khu đô thị Dầu khí Nghệ An tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh (do Công ty CP Đầu tư và Thương mại Dầu khí Nghệ An làm chủ đầu tư) sau hơn 13 năm tồn tại trên giấy đã bị hủy bỏ.

Dấu lặng buồn dưới chân núi Thiên Nhẫn

Dấu lặng buồn dưới chân núi Thiên Nhẫn

(Baonghean.vn) - Dẫu có giá trị lịch sử, văn hóa và cả không gian cảnh quan. Thế nhưng, thành cổ Lục Niên cùng không gian cảnh quan trên dãy Thiên Nhẫn và khu mộ của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chưa được bảo tồn và khai thác đúng mức là điều hết sức đáng tiếc.

Đại diện các bên tiến hành ký Kế hoạch phối hợp xây dựng mô hình. Ảnh: An Quỳnh.

Nghệ An triển khai mô hình 'Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học'

(Baonghean.vn) - Sáng 12/3, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ ký kết kế hoạch phối hợp trong xây dựng, triển khai mô hình “Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và kỹ năng sống trong các trường học” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.