Ngôn ngữ tuổi teen thách thức người lớn

Theo Tú Anh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Được nhắn tin "E xjn pkep’ ngkj nka. Mơn ckj nhìu", chị Ánh ngơ ngác không hiểu gì, sau mới biết là nhân viên xin phép nghỉ.

"Ckj ui, hum nay nk4 e ko' viek, e xjn pkep’ ngkj nka. Mơn ckj nhìu!", tin nhắn của nhân viên khiến chị Ánh (30 tuổi, quản lý một cửa hàng bánh mì tại Cầu Giấy, Hà Nội) bực mình vì không hiểu gì. Hỏi nhân viên, chị được giải thích là "Chị ơi, hôm nay nhà em có việc, em xin phép nghỉ nha. Cảm ơn chị nhiều".

Công việc cửa hàng bận rộn nên nhiều lúc chị Ánh cùng vào bếp phụ làm bánh. Một lần nghe nhân viên thu ngân báo chuẩn bị "một bánh mì trứng cay sương sương", chị ngạc nhiên không biết làm gì. Hỏi ra "sương sương" chỉ kiểu trang điểm nhẹ nhàng ở Hàn Quốc, nhưng được bạn trẻ sử dụng trong nhiều tình huống. Ở đây "bánh mì trứng cay sương sương" nghĩa là bánh mì trứng ít cay.

Sau nhiều tháng tiếp xúc với sinh viên sinh năm 1998-2000, chị Ánh nhận thấy giới trẻ đang sử dụng ngôn ngữ khác lạ, được gọi là teencode. Sau nhiều lần ngơ ngác không hiểu gì, nhắc nhân viên cũng không bỏ được, chị mày mò học theo. Giờ chị hiểu và biết cách sử dụng ngôn ngữ khác biệt này.

Khi muốn thông báo với nhân viên cửa hàng "Hôm nay chị bận, các bạn tự làm việc nhé. Mai chị qua kiểm tra", chị Ánh viết: "Hum nay ckj pa^n, cb tự lv nk3. M4j ckj wa check". "Ban đầu mình không thích teencode, sau khi được nhân viên chỉ cho vài từ viết tắt nhanh, mình thấy nó cũng tiện, tiết kiệm thời gian", chị Ánh chia sẻ.

 Ngôn ngữ tuổi teen thách thức người lớn
Ngôn ngữ tuổi teen thách thức người lớn

Rất thích sử dụng teencode khi chat với bạn bè, Hồng Anh (học sinh lớp 8 trường Nam Từ Liêm, Hà Nội) giải thích: "Bố mẹ thường kiểm tra điện thoại, tin nhắn của em. Khi em dùng teencode, bố mẹ, thầy cô hay người lớn chắc chắn không dịch được nên nói chuyện với bạn bè sẽ thoải mái hơn".

Không chỉ đảm bảo bí mật, teencode giúp Nguyễn Minh (sinh viên năm 3 khoa Sư phạm Trung, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) tránh phải viết từ ngữ thô tục khi nhắn tin với bạn bè. "Bạn bè thi thoảng nói tục, em thấy các từ tục đó đỡ vô duyên hơn khi viết bằng teencode", Minh nói.

Teencode được thế hệ cuối 8x, đầu 9x lan truyền trên Zingme, Yahoo, Blog360. Trào lưu này bắt nguồn từ bộ truyện tranh nổi tiếng Thám tử lừng danh Conan, khi tác giả biến đổi từ KID (tên nhân vật truyện) thành 1412 (14 = KI, 12 = D). Những năm 2007-2012, dạng ngôn ngữ này phát triển mạnh mẽ, với đủ cách biến tấu chữ sao cho càng rối càng tốt. Thậm chí, có cả công cụ chuyển đổi chữ Việt sang teencode để bạn trẻ sử dụng.

Nguyên tắc viết teencode là sử dụng chữ cái hoặc số để thay thế từ/cụm từ như "ph = f", "ng = g/q", "o = 0", "e = 3", "vk/ck = vợ/chồng", "s2 = trái tim", "bt òy = biết rồi"... Ví dụ câu "C đlgt? Cko mjk lw nk4 s2", dịch thành "Cậu đang làm gì thế? Cho mình làm quen nha (biểu tượng trái tim).

Hiện nay, giới trẻ sử dụng thêm nhiều từ viết tắt, ghép các chữ cái đầu tiên trong cụm từ, ví dụ: "chs = chả hiểu sao", "klq = không liên quan", "gato = ghen ăn tức ở"... Hoặc viết tắt cụm từ tiếng Anh như "btw = by the way/nhân tiện", "lol = laugh out loud/cười lớn"...

Teen cũng thích sử dụng từ lóng, kiểu như "gấu" (người yêu), "thả thính" (hành động một người cố tình quyến rũ một hay nhiều người), "bánh bèo" (cô gái tiểu thư yếu đuối)... Nhiều teen sử dụng từ lóng tiếng Anh như "no table" (miễn bàn), "like is afternoon" (thích thì chiều), "thứ high/thứ bar" (thứ hai, thứ ba)...

"Người lớn hay chê ngôn ngữ teen khó hiểu, rắc rối, nhưng bạn bè đều viết vậy, nếu mình không dùng sẽ thấy lạc lõng lắm", Minh nói. Tuy nhiên, sau khi lên đại học, tiếp xúc với nhiều người lớn, Minh nhận ra teencode sẽ là rào cản khi giao tiếp với các thế hệ khác. Vì vậy, em chỉ sử dụng khi nói chuyện với bạn bè và đảm bảo câu chữ rõ ràng, mạch lạc khi nói chuyện với người lớn tuổi.

"Mình nghĩ việc sử dụng teencode không sai vì nó thể hiện sự sáng tạo riêng của thế hệ, nhưng cũng không nên lạm dụng ngôn ngữ này mà làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt", nữ sinh kết luận.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.