Người dân liều mình vớt củi lụt giữa nước lũ

(Baonghean.vn) - Mỗi mùa lũ đến, củi, gỗ từ thượng nguồn theo nước sông Lam về xuôi. Đây cũng là dịp người dân xã Thanh Chi, Thanh An (Thanh Chương) bất chấp nguy hiểm đi vớt củi trôi trên sông.

Nước sông Lam ở  vực Quánh (thuộc xóm Kim Thượng, xã Thanh Chi) thường chảy vòng quanh, nên gỗ củi trên nguồn về thường dạt vào đây. Hàng năm, người dân địa phương lại chờ đến ngày “hối” - nước lớn ở sông Lam để đi vớt củi. Ảnh: Huy Thư
Nước sông Lam ở vực Quánh (thuộc xóm Kim Thượng, xã Thanh Chi) thường chảy vòng quanh, nên gỗ củi trên nguồn về thường dạt vào đây. Hàng năm, người dân địa phương lại chờ đến ngày “hối” - nước lớn ở sông Lam để đi vớt củi. Ảnh: Huy Thư
Họ thường dùng thuyền thúng - loại thuyền nhỏ, đan bằng tre chèo ra giữa sông, vừa lái theo dòng nước vừa vớt củi trong rác rều. Ảnh: Huy Thư
Họ thường dùng thuyền thúng - loại thuyền nhỏ, đan bằng tre chèo ra giữa sông, vừa lái theo dòng nước vừa vớt củi trong rác rều. Ảnh: Huy Thư
Chèo thuyền nan đã khó, vớt củi giữa sông chảy xiết lại càng khó hơn. Theo người dân, mùa lũ năm nay củi nhiều hơn năm trước, chưa đầy 1 tiếng đồng, 2 người đã vớt được 1 thuyền nan đầy củi. Ảnh: Huy Thư
Chèo thuyền nan đã khó, vớt củi giữa sông chảy xiết lại càng khó hơn. Theo người dân, mùa lũ năm nay củi nhiều hơn năm trước, chưa đầy 1 tiếng đồng, 2 người đã vớt được 1 thuyền nan đầy củi. Ảnh: Huy Thư
 Những người không có thuyền thì đứng trong bờ, ngâm mình dưới nước dùng sào để ngoặc củi. Họ chủ yếu vớt được củi nhỏ. Ảnh: Huy Thư
Những người không có thuyền thì đứng trong bờ, ngâm mình dưới nước dùng sào để ngoặc củi. Họ chủ yếu vớt được củi nhỏ. Ảnh: Huy Thư
Để kiếm được những cây lớn đòi hỏi người vớt củi phải có thuyền, phải liều mình, dám mạo hiểm. Ảnh: Huy Thư
Để kiếm được những cây lớn đòi hỏi người vớt củi phải có thuyền, phải liều mình, dám mạo hiểm. Ảnh: Huy Thư
Gặp những khúc gỗ lớn, nhiều người phải phối hợp cùng nhau mới có thể đưa gỗ vào bờ. Ảnh: Huy Thư
Gặp những khúc gỗ lớn, nhiều người phải phối hợp cùng nhau mới có thể đưa gỗ vào bờ. Ảnh: Huy Thư
Những ngày mưa lớn, người dân ở đây đã chuẩn bị tư thế để vớt củi lụt. Ảnh: Huy Thư
Những ngày mưa lớn, người dân ở đây đã chuẩn bị tư thế để vớt củi lụt. Ảnh: Huy Thư
Bến Quánh ngày lụt ngổn ngang củi, gỗ. Mấy ngày sau vẫn chưa chuyển hết. Ảnh: Huy Thư
Bến Quánh ngày lụt ngổn ngang củi, gỗ. Mấy ngày sau vẫn chưa chuyển hết. Ảnh: Huy Thư
Nhiều thân cây lớn đã vớt được, nhưng chưa đưa lên bờ được, người dân đành dùng dây thừng cột chằng vào nhau để khỏi bị trôi. Ảnh: Huy Thư
Nhiều thân cây lớn đã vớt được, nhưng chưa đưa lên bờ được, người dân đành dùng dây thừng cột chằng vào nhau để khỏi bị trôi. Ảnh: Huy Thư
Có người mang theo cưa tay, vớt được cây dài sẽ cưa ngay tại chỗ để sắp lên xe cho dễ. Ảnh: Huy Thư
Có người mang theo cưa tay, vớt được cây dài sẽ cưa ngay tại chỗ để sắp lên xe cho dễ. Ảnh: Huy Thư
Nhiều gia đình huy động toàn lực đi vớt củi trên sông, kẻ trực vớt, người vận chuyển. Một người dân xã Thanh An cho biết: Chịu khó vớt củi lụt một chút, sẽ không phải đi rừng, không phải tốn tiền mua củi. Đợt lũ này, mỗi nhà dân ở đây cũng kiếm được vài ô tô củi, đun được cả năm. Ảnh: Huy Thư
Nhiều gia đình huy động toàn lực đi vớt củi trên sông, kẻ trục vớt, người vận chuyển. Một người dân xã Thanh An cho biết: Chịu khó vớt củi lụt một chút, sẽ không phải đi rừng, không phải tốn tiền mua củi. Đợt lũ này, mỗi nhà dân ở đây cũng kiếm được vài ô tô củi, đun được cả năm. Ảnh: Huy Thư
Những chuyến xe trâu chở củi lụt vượt qua những đoạn đường bãi lầy lội để về nhà. Ảnh: Huy Thư
Những chuyến xe trâu chở củi lụt vượt qua những đoạn đường bãi lầy lội để về nhà. Ảnh: Huy Thư


                                                  Huy Thư

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.