Người đầu tiên mắc 'quả bom kép' cúm và Covid-19 cùng lúc

Trường hợp đầu tiên mắc phải “quả bom kép” tiềm ẩn đầy nguy cơ gồm Covid-19 và cúm là một phụ nữ trẻ mang thai và chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Israel.
Ảnh minh họa: Getty Images
Ảnh minh họa: Getty Images

Kênh truyền hình RT đưa tin Trung tâm y tế Rabin ở Petah Tikva, Israel đã ra thông báo về trường hợp lây nhiễm kép này vào đầu tuần qua.

“Cô ấy được chẩn đoán nhiễm virus cúm và virus SARS-CoV-2 ngay khi nhập viện. Cả hai xét nghiệm đều cho kết quả dương tính, ngay cả khi chúng tôi xét nghiệm lại vẫn vậy”, Giáo sư Arnon Vizhnitser - Trưởng khoa Phụ sản của trung tâm trên thông báo.

Ông Vizhnitser cho biết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhẹ của bệnh, và không có gì khác biệt khi cả cúm và Covid-19 đều tấn công vào đường hô hấp trên. Người phụ nữ này đã được xuất viện hôm 30/12.

Bộ Y tế Israel đang đánh giá trường hợp đặc biệt này để tìm hiểu xem liệu sự kết hợp của hai loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn hay không.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Israel vừa báo cáo về sự gia tăng mạnh các ca nhiễm virus cúm tại nước này, đồng thời cảnh báo rằng virus cúm có thể gây triệu chứng nặng như viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp, viêm cơ tim và thậm chí là tử vong.

Cơ quan này kêu gọi toàn bộ người dân từ 6 tháng tuổi trở lên hãy tiêm vaccine phòng cúm mùa. Vaccine cúm hoàn toàn có thể tiêm kết hợp cùng lúc với vaccine Covid-19.

Các nhà khoa học trên thế giới đang khẩn trương đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn từ sự kết hợp giữa nhiều loại virus và các biến thể của virus SARS-CoV-2. Giám đốc Y tế của hãng Dược phẩm Moderna Paul Burton từng cảnh báo rằng sự kết hợp giữa biến thể Delta và Omicron có thể tạo ra một chủng virus mới nguy hiểm hơn.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.