Người giàu nhất châu Á gây xôn xao khi giúp em trai trả nợ, thoát cảnh tù

Theo Hồng Hạnh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Giới kinh doanh Ấn Độ xôn xao khi người em Anil Ambani cảm ơn anh trai Mukesh và chị dâu đã giúp trả nợ 80 triệu USD.
Mukesh (trái) và Anil (phải), hai anh em nhà Ambani - gia tộc giàu có nhất Ấn Độ. Ảnh: AFP.
Mukesh (trái) và Anil (phải), hai anh em nhà Ambani - gia tộc giàu có nhất Ấn Độ. Ảnh: AFP.
Mối quan hệ giữa anh em nhà Ambani xấu đi khi người cha giàu có qua đời năm 2002 mà không để lại di chúc, dẫn tới cuộc đấu đá giữa hai người giành quyền kiểm soát tập đoàn Reliance Industries do bố để lại, theo AFP.

Bà Kokilaben, mẹ của hai anh em đã làm người hòa giải. Cuối cùng, họ đồng ý chia đôi Reliance. Thời điểm đó, đây là công ty niêm yết có giá trị nhất Ấn Độ. Một nửa công ty do người anh Mukesh lãnh đạo phát triển mạnh, còn công ty do Anil lãnh đạo thụt lùi.

Mukesh, 61 tuổi, hiện là người giàu nhất châu Á với số tài sản trị giá 54,3 tỷ USD, trong khi tài sản của Anil khoảng 300 triệu USD. Mukesh và gia đình sống trong một tòa chọc trời 27 tầng sang trọng ở Mumbai, được cho là có giá một tỷ USD và được gọi là ngôi nhà đắt nhất thế giới.

Công ty viễn thông Reliance Communications do Anil lãnh đạo nợ khoảng 4 tỷ USD và buộc phải thanh toán vào tháng hai. Cùng tháng đó, vận rủi tiếp tục đến với Anil, khi Tòa án Tối cao phán quyết ông sẽ phải vào tù nếu không trả nợ được 80 triệu USD cho công ty Ericsson của Thụy Điển hôm nay.

Reliance Communications hôm qua đưa ra tin tức gây chấn động khi nói rằng khoản nợ đã được thanh toán. Anil cảm ơn anh trai và chị dâu.

"Tôi xin chân thành cảm ơn người anh đáng kính của tôi, Mukesh và chị dâu Nita, đã đứng bên tôi trong thời gian khó khăn này và chứng minh tầm quan trọng của việc giữ gìn những giá trị gia đình mạnh mẽ bằng việc hỗ trợ kịp thời", Anil, 59 tuổi, nói.

"Tôi và gia đình vô cùng biết ơn vì tôi và anh ấy đã vượt qua quá khứ. Chúng tôi cũng rất biết ơn và cảm động nghĩa cử của anh ấy", Anil bày tỏ.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng quyết định của Mukesh không hoàn toàn vì tình anh em. Tuyên bố ngắn gọn của Reliance Communications không nói rõ khoản thanh toán là quà tặng hay là khoản vay.

Một số phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng nó là khoản bồi thường cho thỏa thuận thất bại giữa hai bên gần đây.

Anil từng hy vọng bán tòa tháp viễn thông và kinh doanh mạng điện thoại cho công ty Reliance Jio của anh trai với giá 2,4 tỷ USD. Nhưng thỏa thuận vấp phải rào cản pháp lý và bị chủ nợ phản đối, nên cả hai bên đã tuyên bố hủy bỏ.

Năm 2011, họ từng cùng nhau tới khánh thành đài tưởng niệm bố. Khi đó, bà Kokilaben, mẹ của hai người, tuyên bố thù hận đã qua và "hai anh em rất thương yêu nhau".

Tuy nhiên, 5 năm sau, Mukesh gây ra cuộc chiến giá tàn khốc trên thị trường viễn thông Ấn Độ, khi ra mắt mạng di động Reliance Jio siêu rẻ năm 2016 và đẩy công ty Reliane Communications của em trai tới tình cảnh hiện tại.

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.